Bộ trưởng Bộ Y tế: 'Nếu không dập được ổ dịch Bắc Giang, chống dịch sẽ thất bại'
Lâm Đồng: Nhiều doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm pháp luật môi trường / Phát hiện hơn 300 công nhân ở Bắc Giang dương tính SARS-CoV-2, Bộ Y tế họp khẩn
55% F1 chuyển thành F0
Tại cuộc họp khẩn chiều 25/5 với Bắc Giang trước diễn biến dịch phức tạp tại đây, với 375 ca dương tính mới được phát hiện trong ngày, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, phải tổng lực hỗ trợ Bắc Giang hơn cả Đà Nẵng, bởi diễn biến dịch ở đây đang rất phức tạp.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.
Bộ trưởng đánh giá, chủng virus SARS-CoV-2 trong đợt dịch này lây rất nhanh, rất mạnh, lan rất rộng. Khi khởi phát bệnh thì phát tán mầm bệnh rất nhanh, khác với chủng khác.
Theo báo cáo, lây nhiễm ở khu công nghiệp Bắc Giang rất phức tạp, với tỷ lệ 55% F1 chuyển thành F0. Địa phương này cũng còn hơn 50 nghìn mẫu có nguy cơ rất cao.
Theo Bộ trưởng Y tế, hình thái lây nhiễm ở Bắc Giang là lây nhiễm ở khu công nghiệp với mật độ rất đông, cách nhau nửa mét có một người, môi trường khép kín, nhà vệ sinh cũng tập thể, khu ăn cũng tập thể, dù đã có chỉ đạo,hướng dẫn nhưng việc tập trung hàng chục nghìn người trong khu vực làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Trong 3 ngày qua, tại Bắc Giang đã tổng lực làm xét nghiệm, phát hiện 375 ca mắc là rất lớn.
"Nhưng tôi nhận định, dịch khu vực này sẽ còn diễn biến phức tạp, tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc hơn do hình thái lây nhiễm, do biến chủng lây lan nhanh. Chỉ có một điểm tạm an tâm, đó là các trườnghợp này nằm trong khu đã phong tỏa, là công nhân nhà máy, khu công nghiệp, lây nhiễm cộng đồng có nhưng chưa phải lớn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Phải đối mặt, chưa thể hạ nhiệt!
Họp khẩn chiều 25/5 giữa Bộ Y tế với Bắc Giang.
Bộ trưởng Y tế khẳng định: "Dịch ở Bắc Giang chưa thể giảm, hạ nhiệt trong mấy ngày tới. Chúng ta đã đưa ra kịch bản 3.000 người nhiễm SARS-CoV-2 tại đây là bởi đã nhận định được tình hình dịch. Nhưng chúng ta phải tiếp tục cập nhật lại, cảnh báo nguy cơ cao hơn, tính tới kịch bản lượng người mắc lớn hơn", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng chỉ đạo phải dập cho bằng được ổ dịch ở Bắc Giang. "Nếu không đạt được điều này chống dịch sẽ thất bại, làm lây lan ra tỉnh thành khác sẽ rất nguy hiểm", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng đề nghị Bắc Giang mạnh dạn ápdụng giãn cách xã hội, hoặc cách ly vùng y tế, đây đều là vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Bắc Giang.
"Đừng ngần ngại giãn cách xã hội, như Hải Dương trước đó, khi phát hiện ca nhiễm không rõ nguồn lây đã giãn cách khu vực, khống chế dịch rất tốt", Bộ trưởng nói.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị tất cả trường hợp khi có dịch cộng đồng phải đảm bảo nguyên tắc ngăn chặn, truy vết, dập dịch. Phải truy vết triệt để, không để sót dù chỉ 1 ca F1 cũng có thể gây hậu quả khôn lường.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Y tế đề nghị phải "đóng băng" các khu ở có nhiều công nhân, áp dụng thiết chế cách ly tập trung cho toàn khu này, mở rộng ra các khuvực khác nếu đông công nhân và có các yếu tố nguy cơ.
Giám sát sàng lọc, 3 ngày xét nghiệm một lần
Bộ trưởng nhấn mạnh phải tập trung "làm sạch" công nhân, từng bước, qua nhiều vòng sàng lọc. "Nếu không làm sạch bằng xét nghiệm, không cách ly tập trung sẽ không dừng chuỗi lây nhiễm này được", Bộ trưởng nói.
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu phải thay đổi phương thức xét nghiệm, thay thế xét nghiệm PCR bằng test kháng nguyên nhanh. Nếu có kết quả dương tính cần đi cách ly ngay, người âm tính vẫn chưa thể coi là an toàn, tiếptục cách ly làm 3 ngày/lần, đến khi nào 7 ngày làm PCR sẽ điều chỉnh lại.
Bộ trưởng khẳng định, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa Bắc Giang chống dịch, còn hỗtrợ cao hơn đợt dịch ở Đà Nẵng để đánh cuộc chiến dài với Covid-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái