Tin tức - Sự kiện

Cá tra dự kiến thu 2,4 tỷ USD xuất khẩu

Năm 2022, nếu tính trong ngành hàng thủy sản, thì cá tra là mặt hàng xuất khẩu khởi sắc nhất nhờ có giá xuất khẩu trung bình tăng nhiều nhất.

"Hiến kế" phát huy thương hiệu Thành phố Festival hoa và phong cách người Đà Lạt / Đồng Tháp thả hơn 3 tấn cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Nếu năm 1997, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩucá trara thị trường thế giới, chỉ thu về được 1,6 triệu USD thì nay cá tra đã trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp. Dự báo, năm 2022, ngành hàng xuất khẩu này sẽ thu về hơn 2 tỷ USD.

Lạm phát toàn cầu kéo nhu cầu tiêu thụ cá tra của các thị trường đi xuống trong nửa cuối năm, tuy nhiên xuất khẩu cá tra cả năm 2022 được dự báo sẽ lập kỷ lục với kim ngạch trên 2,4 tỷ USD. Đây là mức doanh thu kỷ lục, cũng là mức tăng trưởng kỷ lục gần 80% so với năm 2021.

Năm 2022 được nhận định sẽ đánh dấu cột mốc mới cho ngành hàng cá tra sau 27 năm phát triển. Xuất khẩu cá tra cũng đang tạo nên kỳ tích khi đóng góp gần 22% vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Cá tra dự kiến thu 2,4 tỷ USD xuất khẩu - Ảnh 1.

Chế biến cá tra xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)

"Cá tra đã phát huy được lợi thế so sánh với các khu vực và xúc tiến thương mại của chúng ta được đẩy mạnh. Việc nữa là chúng ta tăng cường được hệ thống hạ tầng. Hai giống ca tra tăng trưởng và kháng bệnh được phát huy trong sản xuất", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định.

Nếu những tháng cuối năm 2021, giá cá tra thương phẩm chỉ 25.000 - 26.000 đồng/kg, thì từ đầu năm 2022 trở đi đã bất ngờ tăng vọt lên 29.500 - 30.000 đồng/kg, thậm chí có lúc đến 32.000 đồng/kg, đảm bảo cho người nuôi lãi khá.

"Chúng ta càng liên kết tốt thì giá cá tra ít có trường hợp bị giảm đột xuất. Bởi vì chúng ta sẽ nắm bắt được cầu, từ đó sẽ chủ động từ khâu sản xuất đến chế biến và xuất khẩu", ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết.

Năm 2022, nếu tính trong ngành hàng thủy sản, thì cá tra là mặt hàng xuất khẩu khởi sắc nhất nhờ có giá xuất khẩu trung bình tăng nhiều nhất và cơ hội thị trường cũng nhiều hơn so với các sản phẩm khác.

Ngành hàng cá tra còn bấp bênh

 

Mặt được là vậy, tuy nhiên gần đây nhu cầu nhập khẩu cá tra trên thế giới giảm dần, nhất là tháng 10 và tháng 11 năm nay. Theo nhiều doanh nghiệp, nếu so với thời điểm đầu năm thì hiện nay thị trường không còn được tích cực như trước, giá cá tra đang lên xuống thất thường.

Theo Hội Nghề cá Việt Nam, mấu chốt của vấn đề là việc nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long còn tồn tại tình trạng mạnh ai nấy làm. Những hạn chế này đã khiến ngành cá tra phát triển chưa như mong muốn và cứ phập phù "nay tăng, mai giảm", kéo theo nhiều rủi ro.

"Để chấn chỉnh vấn đề này, chúng ta phải làm chuỗi cho chặt chẽ hơn. Khi người ta thấy được chuỗi đó đảm bảo quyền lợi bền vững hơn và chia sẻ được cả lợi ích và rủi ro thì người ta sẽ dần dần tham gia vào chuỗi để bền vững hơn", ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho hay.

Cá tra dự kiến thu 2,4 tỷ USD xuất khẩu - Ảnh 2.

Thu hoạch cá tra tại huyện Thanh Bình (Đồng Tháp). (Ảnh: TTXVN)

Hiện nay, 97% cá tra xuất khẩu dưới dạng phi lê, sản phẩm giá trị gia tăng và phụ phẩm chưa được khai thác triệt để. Theo nhiều chuyên gia, nếu doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất cá phi lê thì sẽ hạn hẹp, dễ gặp tác động tiêu cực từ thị trường, tồn kho nhiều. Do vậy, đa dạng các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra là việc cần phải làm vào lúc này.

 

"Chế biến và chế biến sâu có ý nghĩa quyết định để gia tăng giá trị gia tăng. Như Quyết định 89 của Thủ tướng Chính phủ là phát triển bền vững nâng cao giá trị gia tăng. Hai vế này đều quan trọng", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát lại quy hoạch và đưa ra định hướng phát triển một cách hợp lý, không để phá vỡ quy hoạch, không chủ trương mở rộng diện tích quá nhiều nhằm tránh tình trạng "cung vượt cầu". Ngành nông nghiệp cũng sẽ đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi, nhằm hình thành chuỗi sản xuất khép kín để đảm bảo ổn định đầu vào, đầu ra; giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm