Câu chuyện về những người đi tìm virus: "Mẹ ơi, khi nào mẹ mới về?"
Vietnam Airlines chuyên chở công dân Việt Nam tại Nhật Bản về nước / Thừa Thiên Huế: Du khách Anh được chữa khỏi Covid-19 gửi thư cảm ơn Việt Nam
Cho tới thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh là địa phương có số lượng công dân bị cách ly đông nhất trên cả nước với hơn 7221 trường hợp, trong đó 6501 người vẫn đang phải cách ly. Với số lượng người đông như vậy, gánh nặng công việc lấy mẫu bệnh phẩm cũng như bảo quản, vận chuyển, phân tích mẫu đang đổ dồn lên những cán bộ công nhân viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh.
"Công tác làm xét nghiệm vô cùng quan trọng ở tất cả các bước, từ việc đi lấy mẫu, xử lý mẫu cho đến cho đến tách chiết rồi đưa vào hệ thống máy đọc, làm sao phải đảm bảo một quy trình chặt chẽ" – Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh chia sẻ.
Từ đầu mùa dịch COVID-19, những cán bộ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã thu được 4509 mẫu và cho ra kết quả 3500 mẫu xét nghiệm. Các mẫu bệnh phẩm sau khi lấy sẽ được đóng gói và chuyển về Phòng xét nghiệm Sinh học Phân tử. Đây là một trong số ít những cơ sở vừa được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm virus SARs-CoV-2. Trong căn phòng kể trên có 4 cán bộ thay phiên nhau làm việc 24/7, mỗi ca trực kéo dài từ 5 giờ - 5,5 giờ.
Trong số những cán bộ nói trên, có những người cũng là mẹ, là vợ, hơn ai hết, họ là những người hiểu rõ nhất mức độ nguy hiểm của công việc mình đang làm. Vì thế, việc chăm sóc con cái, gia đình, đành nhờ cả vào người thân.
"Khi chúng tôi đang chống dịch như thế này, có những câu nói chạm đến đáy lòng, như là: Mẹ ơi, khi nào con được ngủ với mẹ? Mẹ ơi, khi nào con được gặp mẹ? Mẹ ơi, con đọc thuộc bài thơ mẹ viết rồi, con đọc cho mẹ nghe nhé? Tôi rất nhớ và thương con" – một cán bộ tại đây chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo