Tin tức - Sự kiện

Chính phủ sẽ nghiên cứu ý kiến đưa Lịch sử là môn học bắt buộc

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông.

Đà Nẵng: Lần đầu tiên các tân giáo viên được tự chọn trường để dạy / Chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh được lựa chọn môn học

Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đưa ra tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV diễn ra hôm nay (23/5).

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới cần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.

Đồng thời Chính phủ cũng sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Cũng tại phiên họp, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp. Trong đó có nhiều ý kiến trái chiều về việc đưa Lịch sử là môn học tự chọn ở bậc THPT. Việc này "có thể sẽ gây ra hậu quả, hệ lụy khó lường".

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa Lịch sử thành môn tự chọn. Bên cạnh đó, cần đổi mới cách dạy, học để nâng cao chất lượng, không nên để Lịch sử là môn học tự chọn.

Trước đó, Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết,Bộ GD-ĐT đã lắng nghe ý kiến trao đổi về quá trình triển khai chương trình GDPT 2018, trong đó đặc biệt trao đổi và lắng nghe những ý kiến phân tích sâu về cách bố trí và tổ chức dạy học môn Lịch sử trong Chương trình GDPT 2018.

Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc các phương án trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm