Chính phủ thông qua Đề án cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế
Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước / Thừa Thiên Huế: VietinBank ủng hộ 420 triệu đồng giúp dân khôi phục sản xuất sau bão lũ
Mô hình đô thị đối với Thừa Thiên Huế là cần thiết
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã báo cáo Đề án Cơ chế chính sách đặc thù xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ báo cáo Đề án Cơ chế chính sách đặc thù xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021.
Theo ông Thọ, sau 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị, Thừa Thiên Huế vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Với cách tiếp cận, cách nhìn và quan điểm mới để phát triển Thừa Thiên Huế lên một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một thành phố có đặc thù về di sản, văn hóa, xanh, thông minh và hiện đại. Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (Nghị quyết 54) với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.
Đây là quyết sách, công cụ quan trọng nhất để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, cho phép áp dụng các tiêu chí đặc thù về quy mô dân số, mật độ dân số, cân đối thu chi ngân sách, thu nhập bình quân đầu người… trong đánh giá phân loại đô thị và phân loại hành chính đô thị.
Thí điểm mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm góp phần giúp Thừa Thiên Huế phát huy nội lực, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; tạo nguồn thu ngân sách bền vững, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, thân thiện, hiệu quả, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kêu gọi, thu hút đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Một góc thành phố Huế.
“Do vậy, việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế khác với quy định của luật hiện hành, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế; phù hợp với quy mô kinh tế - xã hội, trình độ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội - văn hóa, mô hình đô thị đối với Thừa Thiên Huế là cần thiết để tỉnh có thêm cơ hội huy động nguồn lực, tập trung đầu tư, tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương như mục tiêu của Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã đề ra”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh.
Sớm trình Ủy ban Trường vụ Quốc hội thông qua Đề án
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, hoan nghênh nỗ lực của Thừa Thiên Huế và các Bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp. Đồng thời, tại phiên họp này, cơ bản thông qua các nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận phiên học.
“Việc TP. Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương phù hợp với chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ. Cho nên việc xây dựng cơ chế đặc thù để phát triển nhanh và bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế là cần thiết”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy định.
Đồng thời, giao Bộ Trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung Đề án Nghị quyết vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm phổ biến của ô tô, xe máy từ 1/1/2025
Du thuyền Noordam đưa gần 2.000 khách Âu, Mỹ “xông đất” Đà Nẵng năm mới
125 chuyến bay đến Đà Nẵng trong ngày đầu năm mới 2025
Trưng bày chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
Thủ tướng thống nhất chủ trương kêu gọi đầu tư bến cảng container Liên Chiểu
Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ thành lập Khu Thương mại Tự do Đà Nẵng