Cứu sống bé trai 6 tuổi ngưng thở do dị vật kẹt trong cổ lúc thổi kèn
Tuần hàng Dâu tây lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam / Bộ Công Thương có cho tăng giá điện trước Tết?
Chiều 18/1, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết vừa tiếp nhận và cứu sống bé trai L.M.H ( 6 tuổi, ngụ tại Định Quán, Đồng Nai) do mặc dị vật trong ống khí quản.
Theo lời kể của người nhà, khi bé đang chơi một mình ở trước nhà với cây kèn nhựa (loại kèn có một đầu là kẹo được bán nhiều ngoài đường phố), bất ngờ bị sặc. Thậm chí, khi bé ho còn nghe âm thanh của tiếng kèn.
Gia đình đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện ở Định Quán. Kết quả chụp X-quang cho thấy một phần đầu của cây kèn nhựa nằm sâu trong khí quản khiến người bé tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Ngay lập tức, người nhà chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạngtím tái, tim rời rạc, không thở, các bác sĩ phải tích cực hồi sức ấn tim. Khoảng 5 phút sau, bé dần tỉnh lại nhưng tiếp tục ngưng tim, ngưng thở, các bác sĩ phải đặt nội khí quản và cho bé dùng thuốc an thần.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định gắp dị vật khẩn cấp, sau khoảng một giờ phẫu thuật, phần đầu kèn đã được gắp ra khỏi khí quản bằng nội soi.
Các bác sĩ thông báo tình hình bệnh nhân. Ảnh:BH
Bác sĩ Phương cho biết hóc dị vật ở trẻ nhỏ là tai nạn nguy hiểm, nếu bệnh nhi đến muộn khoảng 5 phút, bé có thể sẽ tử vong do ngạt và tràn khí màng phổi.
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phải hết sức thận trọng trong việc cho trẻ tiếp xúc với các đồ chơi hoặc các dị vật. Khi cho trẻ chơi, phụ huynh nên lựa chọn các đồ vật có kích thước phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên để trẻ chơi một mình với các dị vật nhỏ và không nên cố ép trẻ ăn.
Khi thấy trẻ đột ho sặc sụa, tím tái, khó thở, nếu trẻ còn hồng hào thì đưa đến cơ quan y tế gần nhất. Nếu trẻ tím tái, phải thực hiện vỗ lưng, ấn ngực để làm tăng áp lực lồng ngực đột ngột tống dị vật ra ngoài. Nếu bé đã không còn phản ứng thì phải ấn tim và hà hơi, thổi ngạt. Sau đó, gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu và kiểm tra đường thở. Đến chiều 18/1, bé H. đã ổn định sức khỏe, may mắn bé không bị các di chứng do ngạt khí.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1, cũng cho biết đây là lần thứ 4 trong 2 năm qua bệnh viện tiếp nhận trường hợp bị hóc kèn, riêng trong năm 2018 có 100 ca hóc dị vật đến cấp cứu. Sau các dịp lễ, tết số ca trẻ hóc dị vật cũng tăng lên đáng kể.
Ngày Tết đang cận kề, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần cẩn thận vì trẻ sẽ rất dễ mắc các dị vật như hạt dưa, hạt hướng dương,…và các dị vật có kích thước nhỏ hơn 5 mm rất dễ sặc vào họng của trẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé