Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp phòng chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội
Bạc Liêu: 50 công nhân của một công ty thủy sản dương tính với SARS-CoV-2 / Kỷ luật 4 nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, quyết tâm cao và phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là các lực lượng tuyến đầu chống dịch, sự đoàn kết, đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp... công tác phòng, chống dịch ngày càng chuyển biến tích cực, hiệu quả hơn. Đến nay nước ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Nhiều hoạt động, ngành nghề kinh tế được bắt đầu duy trì đà phục hồi. Cả nước đang dần bước sang trạng thái bình thường mới.
Nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ, sự mất mát, hy sinh của đồng bào, chiến sĩ trong công tác phòng chống dịch, đại biểu Nguyễn Mạnh Tiến (Tây Ninh) đề nghị cần có các hình thức, cách thức thiết thực, hiệu quả để tri ân các lực lượng, đồng bào, chiến sĩ có nhiều đóng góp cho công tác phòng, chống dịch thời gian qua. Đồng thời cần quan tâm duy trì phù hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện, an toàn dịch bệnh, hạn chế thấp nhất đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động. Trong phát triển kinh tế, cần đặc biệt chú trọng phát huy thế mạnh của nông nghiệp trong bối cảnh hiện nay - một ngành được coi là bệ đỡ của nền kinh tế, góp phần lớn trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Tiến cũng đề nghị cần đặc biệt quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, có các chính sách hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tăng cường các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng cho nhu cầu việc làm của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) và một số ý kiến nhận định, thời gian tới, bên cạnh thuận lợi, nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiệm vụ ưu tiên lúc này là tập trung cao nhất cho phòng, chống dịch COVID-19. Khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản, kế hoạch cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế trên tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc để tập trung khắc phục hậu quả của dịch bệnh và từng bước khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội. Trong phát triển kinh tế-xã hội cần hết sức quan tâm điều chỉnh linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để giữ vững ổn định vĩ mô,nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, cần kiểm soát chặt chẽ giá cả, thị trường. Tập trung ưu tiên triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19. Bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hoá thông suốt, khơi thông mọi nguồn lực, sức sáng tạo cho công tác phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
Khi chúng ta đã thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch bệnh, nhưng dòng người lao động di chuyển tự phát bằng các phương tiện cá nhân từ nhiều thành phố lớn, những điểm nóng về dịch bệnh vẫn đang diễn ra. Điều này có thể làm phát sinh dịch bệnh, khiến dịch bệnh trở nên phức tạp hơn, khi mà các địa phương đến của người lao động tỉ lệ bao phủ vaccine còn thấp. Vì vậy, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) đề nghị các cấp, các ngành, địa phương cần hết sức lưu ý vấn đề này để bảo đảm nhu cầu đi lại chính đáng của người dân, người lao động được an toàn gắn liền với kiểm soát tốt dịch bệnh.
Nhấn mạnh đại dịch đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, doanh nghiệp và đến nay chưa có số liệu thống kê chính xác... đại biểu Hoàng Anh Công (Thái Nguyên), đại biểu Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) cho rằng, nhiệm vụ phục hồi kinh tế hiện nay đặt ra nhiều vấn đề cấp bách. Để phục hồi được kinh tế, cần phải có các gói kích cầu đủ mạnh, có sự hỗ trợ hiệu quả về tín dụng, tài chính để duy trì lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, gắn liền với các chính sách giảm, miễn, hoãn, giãn thuế đối với doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh; đưa ra những chính sách tổng thể, toàn diện hơn về thuế trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
“Nhiều chủ trương, giữa chính sách được ban hành và thực hiện trên thực tế bao giờ cũng có độ vênh, khoảng cách khá lớn, độ trễ dài, các điều kiện đặt ra thì rất khó khăn, ngặt nghèo… Đây là những tồn tại rất lớn cần phải quan tâm khắc phục trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp để phục hồi kinh tế, bảo đảm đời sống nhân dân”, đại biểu Hoàng Anh Công (Thái Nguyên) nêu vấn đề.
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội bày tỏ tin tưởng, từ bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua, các cấp, các ngành sẽ tiếp tục có sự đổi mới tư duy, nhận thức phù hợp với tình hình thực tế để kiểm soát, phòng, chống hiệu quả hơn về dịch bệnh gắn với duy trì, phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tận dụng được tối đa các cơ hội... thông qua các phương án, kịch bản phù hợp, khả thi, đáp ứng yêu cầu phát triển đất kinh tế-xã hội của nước trong tình hình mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước