Tin tức - Sự kiện

Đến Bảo tàng Đà Nẵng nghe “nhà chồ” kể chuyện về “Thành phố của những cây cầu”

DNVN - Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 25/12 đến 7/1/2022 sẽ tổ chức triển lãm ảnh “Đà Nẵng – Thành phố của những cây cầu”. Và trong ngày khai mạc triển lãm này sẽ có Chương trình "Nghe hiện vật kể" với chủ đề "Câu chuyện bên dòng sông Hàn" nhân kỷ niệm 25 năm Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1/1/1997 - 1/1/2022).

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Đà Nẵng: Quảng bá hàng Việt kết hợp kích cầu mua sắm dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện- Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, triển lãm ảnh “Đà Nẵng – Thành phố của những cây cầu” sẽ khai mạc ngày 25/12 và kéo dài đến ngày 7/1/2022, gồm hơn 160 ảnh với 2 chủ đề: “Đà Nẵng trước năm 1997” và “Đà Nẵng - Thành phố của những cây cầu”. Qua đó cho thấy sau 25 năm (1/1/1997 - 1/1/2022) kể từ khi trở thành TP trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã mở rộng không gian đô thị với biết bao đổi thay kỳ diệu.

Chương trình khá đặc biệt "Nghe hiện vật kể" của Bảo tàng Đà Nẵng với chủ đề: "Câu chuyện bên dòng sông Hàn"...

Chương trình khá đặc biệt "Nghe hiện vật kể" của Bảo tàng Đà Nẵng với chủ đề: "Câu chuyện bên dòng sông Hàn"...

Trong đó, với phương châm “giao thông đi trước một bước”, hạ tầng giao thông đô thị của Đà Nẵng đã được tập trung xây dựng, đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Đặc biệt hệ thống cầu được xây dựng tại Đà Nẵng không những hiện đại mà còn có rất nhiều cái nhất về kỹ thuật mà chưa một cây cầu nào ở Việt Nam có được cùng thời điểm xây dựng.

“Những cây cầu lần lượt ra đời với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, kết nối giao thương, góp phần mang đến cho Đà Nẵng một diện mạo mới. Không những thế, mỗi cây cầu còn là mỗi điểm nhấn kiến trúc tạo nên dấu ấn riêng của Đà Nẵng, là điểm tham quan độc đáo hấp dẫn du khách; đồng thời lập nên một danh xưng mới đặc biệt riêng cho đô thị miền Trung này: Đà Nẵng - Thành phố của những cây cầu” – Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.

Và trong buổi sáng 25/12 khai mạc triển lãm ảnh này cũng sẽ diễn ra một Chương trình khá đặc biệt "Nghe hiện vật kể" với chủ đề: "Câu chuyện bên dòng sông Hàn". Chương trình sử dụng lời kể của diễn giả là những người đã gắn bó với Đà Nẵng trong giai đoạn 1997 - 2001 về những quyết sách của TP trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tâm sự của chính người dân sống trong những nhà chồ bên bờ Đông sông Hàn ngày ấy.

sẽ giúp công chúng hiểu hơn về một giai đoạn quan trọng của TP nói chung và những bứt phá mà Đà Nẵng đã làm được!

sẽ giúp công chúng hiểu hơn về một giai đoạn quan trọng của TP nói chung và những bứt phá mà Đà Nẵng đã làm được.

Khi nhớ về Đà Nẵng trong giai đoạn trước năm 2000, có lẽ không ít người nghĩ ngay đến hình ảnh bóng dáng chênh vênh của những túp nhà tạm bợ bên mép sông, thường gọi là xóm “nhà chồ” bên bờ Đông sông Hàn. Trong những năm 2000 đến 2005, chính quyền TP Đà Nẵng đã thực hiện một số quyết sách táo bạo để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc di dời hộ dân sống trong khu nhà chồ này đến khu nhà ở khang trang vùng Nại Hiên Đông (Sơn Trà).

Đến nay, nhà chồ chỉ còn trong ký ức, có chăng cũng chỉ lưu lại bằng những hình ảnh, tư liệu, mô hình… tại bảo tàng, hay những thước phim tài liệu, những khung hình... Ngay cả với cư dân nhà chồ, khi nhớ về một thời gian ấy, họ không thể ngờ rằng cuộc sống của mình đã thay đổi một cách nhanh chóng đến vậy.

“Đây được coi là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của Đà Nẵng, đưa TP này trở thành một trong những TP phát triển nhanh nhất Việt Nam. Và chương trình "Nghe hiện vật kể" với chủ đề: "Câu chuyện bên dòng sông Hàn" sẽ giúp công chúng hiểu hơn về một giai đoạn quan trọng của TP nói chung và những bứt phá mà Đà Nẵng đã làm được!” – Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.

Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm