Tin tức - Sự kiện

Điều hành kinh tế cần linh hoạt và thận trọng

Trước những rủi ro về suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn kéo dài đến giữa năm nay, việc điều hành kinh tế cần duy trì sự linh hoạt và thận trọng.

Tỉnh Quảng Nam thống nhất hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Quảng Đà / Sắp có cầu băng đường ven biển đầu tiên ở Đà Nẵng

Tăng trưởngkinh tếnăm 2023 của Việt Nam dự báo đạt 7,2%. Trước những rủi ro về suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn kéo dài đến giữa năm nay, việc điều hành kinh tế cần duy trì sự linh hoạt và thận trọng. Đây là một trong những nội dung chính của Báo cáo kinh tế 2023 do Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ngân hàng Standard Chartered công bố hôm nay (28/2).

Cụ thể, tăng trưởng nửa đầu năm nay sẽ ở mức khoảng 4%. Nguyên nhân là do tác động của kinh tế thế giới ảm đạm, thương mại toàn cầu chậm lại, các ngành sản xuất, trong đó có điện tử bị trì trệ và sức mua toàn cầu giảm do lạm phát tăng.

Tuy nhiên, tiềm lực kinh tế của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực vẫn khả quan nhờ sức bật tăng của năm ngoái.

Điều hành kinh tế cần linh hoạt và thận trọng - Ảnh 1.

Tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Việt Nam dự báo đạt 7,2%. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Tiêu dùng nội địa, sức hút đầu tư của ngành công nghiệp chế biến chế tạo và việc giữ vững các thị trường xuất khẩu… Đây là cơ sở giúp tăng trưởng 6 tháng cuối năm sẽ đạt từ 9 - 9,5%.

Dù vậy, các định chế tài chính toàn cầu đã cảnh báo diễn biến khó lường từ bên ngoài, rủi ro lạm phát đối với Việt Nam đang trên đà tăng, có thể ở ngưỡng 4,5% đến trên 5% cho cả năm nay. Xuất khẩu cũng có thể khó khăn, dẫn đến cán cân thương mại yếu và sự lên giá của USD so với VND.

"Việt Nam đã có những thành công trong điều hành kinh tế để đảm bảo cùng lúc 2 mục tiêu vừa thúc đẩy tăng trưởng vừa giữ lạm phát thấp như trong năm vừa qua. Nhưng chúng tôi theo dõi từ thời điểm cuối năm ngoái đến tháng 2 năm nay lạm phát đã tăng quanh mức 5%, buộc Ngân hàng Nhà nước phải có chính sách kiềm chế mức tăng này. Đi kèm với đó là những khó khăn nhất định đối với tình hình vốn vay của doanh nghiệp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và tính thanh khoản của các trái phiếu đó. Lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng đã giảm mạnh. Do vậy đây sẽ là một trong những bài toán cần ưu tiên cho Việt Nam trong ngắn hạn, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư mới", ông Tim Leelahaphan, chuyên gia Kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered, cho biết.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm