Doanh nghiệp xuất khẩu quay lại chinh phục “sân nhà”
Đà Nẵng: 4 dự án trọng điểm chậm tiến độ dù không vướng giải phóng mặt bằng / Lâm Đồng sẽ có bệnh viện đa khoa chất lượng cao 700 giường tại Đức Trọng
Lạm phát tăng cao, người dân toàn cầu có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tập trung vào những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm. Do đó, đơn hàng xuất khẩu cũng giảm mạnh.
Đơn hàng xuất khẩu tại thị trường truyền thống là Mỹ và châu Âu giảm tới 70% nên Công ty TNHH Việt Thắng Jean đã thay đổi chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa, nâng tỷ lệ hàng trong nước lên 30% tổng sản phẩm trong năm nay.
"Chúng tôi sử dụng công nghệ cao để tạo hiệu ứng trên bề mặt của vải jeans. Mặt hàng này đã được châu Âu và các nước phát triển như Hàn Quốc đón nhận", ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, chia sẻ.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang có xu hướng quay lại thị trường nội địa. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Tại TP Hồ Chí Minh, chỉ số hàng dệt may tiêu thụ trong nước 10 tháng đã tăng 41,5%, hàng gỗ tăng 30%.
"Giải pháp đầu tiên là thay đổi kết cấu thị trường, cộng đồng doanh nghiệp và VITAS đang khuyến cáo các doanh nghiệp phải nỗ lực cho thị trường trong nước hoặc tìm ra ngách của thị trường nội địa, có dòng sản phẩm phù hợp với xu thế tiêu dùng của người Việt Nam", ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết.
Quay lại mở rộng thị trường trong nước đang là một hướng đi mới của cácdoanh nghiệp xuất khẩu.
Một hệ thống chuỗi mới tại thị trường nội địa đang được các doanh nghiệp xuất khẩu thiết lập. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay khi quay lại thị trường nội địa chính là phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm đại trà cùng loại giá rẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo