Dự kiến cắt giảm 30% kinh phí hội họp, đi công tác trong nước, 50% kinh phí đi công tác nước ngoài
Hà Nội: Lập 6 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại trường học / Nhiều trường đại học tiếp sức sinh viên đến trường sau kỳ nghỉ dài do Covid-19
Theo nguồn tin từ Chính phủ cho biết tại phiên họp Chính phủ ngày 5/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có báo cáo về dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua tổng hợp, các ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương và các hiệp hội ngành, nghề, doanh nghiệp tập trung vào 5 nhóm vấn đề: Đề nghị miễn, giảm các loại thuế; đề nghị miễn, giảm các loại phí, lệ phí; đề nghị giãn, hoãn thời gian nộp thuế, tập trung vào thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước đến hết tháng 12 năm 2020. Cho phép áp dụng thủ tục nhập cảnh đặc biệt cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kĩ thuật là người nước ngoài; về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch, thì ngoài các giải pháp về miễn, giảm, hoãn nộp, gia hạn tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí, giá…, Chính phủ dự kiến giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng hỗ trợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời, cho phép áp dụng thủ tục nhập cảnh đặc biệt cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kĩ thuật là người nước ngoài làm việc trong các dự án đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, được nhập cảnh vào Việt Nam để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm phù hợp với các quy định về phòng, chống dịch. Nghiêm cấm phân biệt, kỳ thị người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam…
Cũng theo dự thảo, sẽ cắt giảm 30% kinh phí hội họp, đi công tác trong nước; 50% kinh phí đi công tác nước ngoài của các bộ, cơ quan và địa phương.
Về thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án theo đề xuất của doanh nghiệp; không để chậm trễ, tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.
Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho từng loại hình sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu kép: phòng, chống dịch tốt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn phù hợp với các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo giai đoạn.
Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để thu hút nguồn lực đầu tư mới như công tác quy hoạch; hạ tầng; công tác đào tạo nguồn nhân lực; đảm bảo về năng lượng; cải cách thủ tục hành chính. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp với quy định về phòng chống dịch COVID-19 và ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, cắt giảm triệt để các thủ tục hành chính còn chồng chéo, vướng mắc, không cần thiết trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan mình; tích cực đẩy nhanh việc xem xét, phê duyệt hồ sơ của các dự án đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn đang tồn đọng; có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân, tập thể suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu trong xử lý công vụ.
Về đầu tư công, tiếp tục rà soát các quy định về ngân sách, đầu tư, xây dựng, tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công…
“Phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án, lập kế hoạch giải ngân của từng dự án, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án. Kết quả giải ngân của từng dự án được phân công theo dõi là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2020. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân liên quan; trường hợp kết quả giải ngân năm 2020 đạt dưới 100% thì không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ và cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án và các cá nhân liên quan năm 2020”, dự thảo Nghị quyết nêu rõ.
Dự thảo Nghị quyết cũng nêu rõ 6 nguyên tắc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nói trên.
Cụ thể, thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ, quyết liệt thực hiện và nỗ lực phấn đấu mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2020 đề ra theo Kết luận của Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.
Thứ ba, tập trung, thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp thuộc thẩm quyền; báo cáo kịp thời các cấp những vấn đề vượt thẩm quyền để khai thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh và thúc đẩy đầu tư; khắc phục triệt để tình trạng cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp của một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, sự trì trệ, thiếu trách nhiệm tại một số bộ, cơ quan và địa phương trong thời gian qua, đặc biệt ở cấp cơ sở.
Động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, nâng cao hiệu quả làm việc, sản xuất, kinh doanh trong tình hình dịch bệnh. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trình độ, suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, gây nhũng nhiễu, thao túng, chi phối khi thực thi công vụ, vi phạm quy định của pháp luật.
Sớm kết thúc việc rà soát, sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản pháp luật để khắc phục sự chồng chéo, tháo gỡcác nút thắt, điểm nghẽn, thúc đẩy cải cách, đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuẩn bị các điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển đất nước.
Bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia. Cắt giảm các cuộc thanh tra, kiểm tra trong năm 2020; chuyển từ phương pháp tiền kiểm sang hậu kiểm, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng, vi phạm quy định trong quá trình thực hiện các chính sách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước