Tin tức - Sự kiện

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giúp “rã băng” thị trường bất động sản

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi không chỉ giải quyết vấn đề an sinh xã hội mà còn là giải pháp hiệu quả làm “rã băng” thị trường bất động sản.

Vướng mắc mặt bằng, nhiều dự án “dậm chân tại chỗ” / Không còn ùn ứ xe nông sản ở cửa khẩu Lạng Sơn

Đến năm 2030 sẽ có thêm 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Một thông tin kinh tế đáng chú ý trên các báo ra trong tuần liên quan đến góitín dụng 120.000 tỷ đồngcho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ.

Gói tín dụng đang tạo ra kỳ vọng lớn cho người mua nhà ở xã hội nói riêng và thị trường bất động sản nói chung. Hiện nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 vào khoảng 2,6 triệu căn.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giúp “rã băng” thị trường bất động sản  - Ảnh 1.

Theo con số thống kê mới đây, để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2030, sẽ cần khoảng gần 850.000 tỷ đồng để hoàn thành hơn 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà công nhân.

Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" vừa được Chính phủ phê duyệt. Trong đó, nổi bật nhất là gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, thấp hơn thông thường từ 1,5 - 2%.

Gói ưu đãi này không chỉ giải quyết vấn đề an sinh xã hội mà còn là giải pháp hiệu quả đối với việc "rã băng" thị trường bất động sản, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tờ Lao động bình luận.

Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật. Cụ thể, về việc dành quỹ đất làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, sửa đổi theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xây dựng trên phạm vi địa bàn cấp tỉnh và cấp huyện; đảm bảo quỹ đất…

Ý kiến của các chuyên gia trên tờ Người lao động, việc giảm thủ tục pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong ngắn hạn vì sẽ giúp giảm chi phí nhà ở. Hiện tính thống nhất giữa các luật chưa rõ ràng như giữa Luật Đầu tư và Luật Nhà ở hoặc thiếu quy định cụ thể đối với một số hoạt động thuộc danh mục bắt buộc trước khi nhà đầu tư được cấp phép xây dựng gây nhiều khó khăn và kéo dài thời gian xin giấy phép.

Gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội: Có dễ xuống tiền?

Với đặc điểm là nhà dành cho người thu nhập thấp, nhiều ý kiến cho rằng, mức lãi suất 8,2%/năm và giá bán nhà ở xã hội khoảng 20 triệu/m2 hiện nay vẫn rất khó tiếp cận.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu tìm nguồn vốn trung, dài hạn để đưa ra gói tín dụng có lãi suất phù hợp khoảng 6%/năm và ổn định trong thời gian dài thì người dân mới có thể tiếp cận được nhà ở.

Ngoài ra quy định áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 5 năm và khi hết thời gian ưu đãi ngân hàng thương mại và khách hàng tự thỏa thuận, thống nhất, mức lãi suất có thể dẫn đến rủi ro cho người vay vốn, khi phải thương lượng, thỏa thuận với ngân hàng thương mại, theo tờ Tiền phong.

Còn tờ Nông thôn Ngày nay trích ý kiến chuyên gia cho rằng, cần số lượng nhà ở xã hội có diện tích nhỏ nhiều hơn vì diện tích lớn giá cao hơn, những người lao động, làm công ăn lương rất khó tiếp cận. Vấn đề này cần phải có tầm nhìn quy hoạch, tính toán mật độ dân số.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giúp “rã băng” thị trường bất động sản  - Ảnh 2.

Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội.

Thực hiện tốt đề án này không chỉ giải phóng 20% thu nhập hàng tháng của công nhân cho chi phí thuê nhà trọ, mà còn góp phần nâng cao năng suất, tạo sự ổn định gắn bó cho công nhân. Để đạt được mục tiêu này vẫn cần sự vào cuộc quyết liệt từ tất cả các bên.

Chính phủ yêu cầu coi chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng tích cực hỗ trợ thủ tục, hồ sơ, giải tỏa mặt bằng để đẩy nhanh tốc độ xây dựng, giảm tối đa chi phí cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội thì công nhân mới có thể mua được nhà.

Tờ Đại đoàn kết cho rằng, doanh nghiệp cần nghiên cứu đưa nhà ở xã hội vào chiến lược kinh doanh của mình. Nhà ở xã hội chính là sản phẩm tạo ra sự bền vững, ổn định lâu dài.


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm