Hà Nội: Công bố đường dây nóng phản ánh về lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán
Các làng nghề truyền thống tăng công suất làm hàng Tết / "Chạy đua" với Tết
Các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức lễ hội, Ban Tổ chức lễ hội thực hiện rà soát, lập danh sách các lễ hội; thành lập, phê duyệt quy chế làm việc của Ban Tổ chức lễ hội; chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban Tổ chức lễ hội, về công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định. Các địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình, kịch bản lễ hội;kế hoạch đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh; thực hiện tốt công tác an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống cháy, nổ; giữ gìn và bảo vệ các di tích, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và khu vực tổ chức lễ hội. Các địa phương công bố công khai quy hoạch các điểm vui chơi, giải trí trong khu vực lễ hội, thực hiện việc quản lý, đốt vàng mã đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch, đúng mục đích; nghiêm cấm hoạt động đổi tiền lẻ tại các di tích và lễ hội.
Thành phố quy định, việc tổ chức sắp xếp các dịch vụ phục vụ du khách phải có biển chỉ dẫn sơ đồ các khu vực trong khuôn viên di tích; sắp xếp hợp lý nơi sắp lễ, giá để đồ lễ, nơi dâng lễ, đốt hương, hóa sớ; xem xét, bố trí hợp lý nơi thắp hương đảm bảo an toàn và phòng, chống cháy nổ cho di tích; có bảng tóm tắt giới thiệu lịch sử, giá trị kiến trúc, văn hóa nghệ thuật của di tích.
Thành phố khuyến khích mỗi di tích (di tích đơn lẻ hoặc di tích thuộc cụm di tích) chỉ đặt một lư hương chung phục vụ người hành lễ; hướng dẫn khách tham quan và người hành lễ không đặt tiền lễ, tiền công đức lên các bàn thờ hoặc gài tiền lẻ vào đồ lễ, tượng Phật cũng như các hiện vật khác làm ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của di tích; có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường, không xâm hại đến di vật và cảnh quan di tích...
Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh xây dựng và nhân rộng mô hình các di tích thực hiện“Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”.
UBND thành phố sẽ thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 trên địa bàn để xử lý kịp thời những sai phạm tiêu cực trong hoạt động tổ chức lễ hội, vi phạm Luật Di sản văn hóa, xâm hại di tích và ảnh hưởng đến các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng để lễ hội phát triển lành mạnh, đúng hướng.
Sở Văn hóa và Thể thao thành lập 2 Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, giám sát các hoạt động lễ hội; xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng lễ hội để tăng giá, ép giá; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan, kinh doanh thu lợi bất chính và các hoạt động không lành mạnh...
Thành phố tổ chức Hội nghị tọa đàm các “Mô hình điểm về xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động lễ hội” và Hội nghị tọa đàm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội.
UBND thành phố chỉ đạo công bố công khai số điện thoại đường dây nóng phản ánh về lễ hội theo số 0965404557. UBND các quận, huyện, thị xã công bố số điện thoại đường dây nóng của đơn vị mình gửi về Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, theo dõi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước