Khoản nào sẽ thay thế lương đặc thù từ 1/7/2024?
Tê tê bị đe doạ tuyệt chủng sinh sản thành công trong môi trường nuôi nhốt / Doanh nghiệp tích cực hưởng ứng Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng 2024
Lương mới không thấp hơn lương hiện hưởng
Nghị quyết 01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phân bổ dự toán chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức đặc thù ở trung ương như sau:
Khi thực hiện cải cách tiền lương phải áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất đồng thời bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế chính sách khoán chi hoặc đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù.
Khi cải cách tiền lương vẫn phải thực hiện chuyển xếp vào lương mới nên khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù vào thời điểm cải cách thì tiền lương mới bao gồm cả phụ cấp của những cán bộ, công chức này có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.
Theo Bộ Nội vụ, qua rà soát, có 36 cơ quan, đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Và nếu xây dựng bảng lương chạy ngang thì có một số cơ quan có thể bị giảm đến 50% lương.
Bên cạnh đó, có khoảng 134.284 cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần), chiếm khoảng 6,78% so với tổng biên chế cán bộ, công viên chức sẽ hưởng tiền lương mới (kể cả phụ cấp) có thể thấp hơn so với trước khi cải cách.
Tuy nhiên, tinh thần tại Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương cũng nêu rõ nguyên tắc về việc thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Do vậy, Chính phủ đã đưa phương án là nếu lương cơ bản cộng phụ cấp mới thấp hơn so với tiền lương hiện hưởng (gồm cả tiền lương tăng thêm) trước cải cách tiền lương thì các đối tượng này sẽ được hưởng lương bảo lưu chênh lệch. Và mức bảo lưu chênh lệch này sẽ giảm tương ứng khi điều chỉnh tăng tiền lương mới hằng năm.
Quy định về hưởng bảo lưu chênh lệch phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 27, bảo đảm sự công bằng giữa các đối tượng hưởng lương trước và sau khi cải cách tiền lương.
Như vậy, khi tiến hành cải cách tiền lương thì lương đặc thù của hơn 130.000 cán bộ, công chức, chưa có thông tin về khoản thay thế lương đặc thù, tuy nhiên lương đặc thù có thể sẽ được bảo lưu để đảm bảo tinh thần của Nghị quyết 27 là khi cải cách tiền lương việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới không thấp hơn lương hiện hưởng.
Sẽ xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.
3 đối tượng tiếp tục được áp dụng phụ cấp đặc thù
Theo tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, quy định về việc sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công).
Cụ thể, sẽ xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.
Theo đó, sẽ tiếp tục áp dụng những loại phụ cấp sau đây: Phụ cấp kiêm nhiệm; Phụ cấp thâm niên vượt khung; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng; Phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
Bên cạnh đó, gộp các loại phụ cấp dưới đây:
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề).
Phụ cấp này áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước như giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...
Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Như vậy sẽ tiếp tục áp dụng phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu) khi thực hiện cải cách tiền lương.
Mới đây, tại Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 có nêu rõ, từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính Nhà nước sẽ không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên
Các đơn vị lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 1/7/2024 và cho cả năm 2025, phù hợp với Nghị quyết số 104/2023/QH15.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi