Không để xảy ra việc lựa chọn hoặc chờ đợi tiêm loại vaccine COVID-19 khác
DNVN - Đây là một trong những nội dung quan trọng liên quan đến việc thực hiện nghiêm túc việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 vừa được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghệ An lên kế hoạch đón công dân từ TP Hồ Chí Minh về quê / 13 nhóm đối tượng được tiêm vaccine COVID-19 tại Hà Nội
Theo Công văn số 5865/BYT-DP do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký ban hành ngày 21/7 về việc thực hiện nghiêm túc việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19: Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã phân bổ nhiều loại vaccine phòng COVID-19 khác nhau như Astra Zeneca, Pfizer, Moderna cho các địa phương, đơn vị để tổ chức triển khai tiêm chủng.
Để tiếp tục thực hiện công tác tiêm chủng đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên đặc biệt là các tỉnh, thành phố có dịch diễn biến phức tạp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định các đối tượng tiêm chủng phù hợp với tình hình thực tế; chỉ đạo việc rà soát các đối tượng tiêm theo đúng quy định và chỉ đạo thực hiện tiêm chủng tối đa số vaccine được cấp, bảo đảm an toàn, hiệu quả, tăng diện bao phủ tiêm chủng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: LĐO)
Theo yêu cầu của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan đôn đốc các cơ sở tiêm chủng xây dựng kế hoạch, tiếp nhận và tổ chức tiêm ngay các loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế phân bổ.
"Thực hiện tư vấn cho người được tiêm chủng lợi ích, tác dụng của các loại vaccine và thực hiện tiêm sớm, đúng lịch, không để xảy ra tình trạng lựa chọn hoặc chờ đợi để được tiêm loại vắc xin khác", công văn nhấn mạnh.
Ngoài ra, cần đẩy nhanh, tăng tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình tiêm chủng bao gồm xây dựng kế hoạch, tổ chức đăng ký tiêm, thực hiện sàng lọc, tổ chức tiêm chủng... và báo cáo theo quy định. Yêu cầu sử dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi đối tượng tiêm chủng.
Trước đó, ngày 20/7, nhằm góp phần bảo đảm công tác an toàn tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, Bộ Y tế đã ban hành tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Quyết định số 3518/QĐ-BYT áp dụng cho toàn bộ các cơ sở thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 4.367.939 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.042.984 liều, tiêm mũi 2 là 324.955 liều.
Tính đến sáng ngày 22/7, Việt Nam có tổng cộng 71.144 ca mắc, trong đó có 2.101 ca nhập cảnh và 69.043 ca mắc trong nước. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 67.473 ca, trong đó có 9.197 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 9/61 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Cột tin quảng cáo