Đà Nẵng: Số người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 thấp nhất miền Trung
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Đà Nẵng: Nhân viên y tế trong khu cách ly điều trị COVID-19 bị lây nhiễm
Thêm 1 nhân viên y tế mắc COVID-19 chỉ trong 1 tuần
Như tin đã đưa, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cho biết, ngày 21/7 trên địa bàn có 28 ca mắc mới. Trong đó có 16 bệnh nhân là các F1 đã cách ly tập trung trước đó, tuy nhiên có tới 12 ca cộng đồng chưa được cách ly khi phát hiện dương tính. Đây cũng là ngày có số ca dương tính phát hiện trong cộng đồng nhiều nhất kể từ ngày 10/7 đến nay. Đồng thời trong ngày 21/7 cũng ghi nhận trên địa bàn Đà Nẵng phát sinh thêm 5 chuỗi lây nhiễm mới.
Nhân viên y tế trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 phải thường xuyên đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.
Nữ điều dưỡng T.T.T cũng là trường hợp thứ nhân viên y tế thứ 2 tại các bệnh viện công lập trên địa bàn Đà Nẵng mắc COVID-19 kể từ khi xuất hiện chuỗi lây nhiễm ngày 10/7 đến nay. Trước đó, như Doanh nghiệp Việt Nam đã đưa tin, tối 13/7, qua xét nghiệm định kỳ đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên, Bệnh viện Hòa Vang cũng phát hiện nữ điều dưỡng N.T.T.H (BN số 36679, sinh năm 1991, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng) làm việc trong khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Việc chỉ trong khoảng 1 tuần tại hai bệnh viện có tiếp nhận các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 liên tiếp phát hiện hai trường hợp nhân viên y tế cũng mắc COVID-19 đang làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ lây nhiễm trong các lực lượng làm nhiệm vụ tuyến đầu trên địa bàn Đà Nẵng. Và vấn đề tiêm đủ hai mũi vaccine để đảm bảo an toàn trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống COVID-19 cho các đối tượng tuyến đầu lại được đặt ra cấp thiết.
Nhân viên y tế trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 mới tiêm vaccine mũi 1
Bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc Bệnh viện Hòa Vang cho biết, trước khi phát hiện dương tính với SARS-CoV-2, nữ điều dưỡng N.T.T.H (BN số 36679) chỉ mới được tiêm vaccine mũi 1 vào tháng 5/2021. BSCKII Ngô Thị Kim Yến cũng xác nhận nữ điều dưỡng này chỉ mới tiêm vaccine AstraZeneca mũi 1 vào thời gian vừa nêu.
Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam sáng 22/7, bác sĩ Phạm Phú Điềm, Phó Giám đốc Bệnh viện Liên Chiểu cũng cho biết, nữ điều dưỡng T.T.T (BN số 69966) mới được tiêm vaccine mũi 1 như đồng nghiệp N.T.T.H. vào ngày 7/5, cùng ngày với ông. Và đến nay nữ điều dưỡng T.T.T cũng như lãnh đạo, cán bộ và tất cả nhân viên Bệnh viện Liên Chiểu đều chưa được tiêm mũi 2.
Theo ý kiến của giới chuyên môn, lẽ ra các lực lượng tuyến đầu như nhân viên y tế, đặc biệt là những người có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 phải được ưu tiên tiêm đủ 2 mũi vaccine để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Và chỉ cho phép những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine mới được vào nơi “đầu sóng, ngọn gió”. Đối với loại vaccine AstraZeneca thì hai mũi tiêm cách nhau từ 4 đến 12 tuần mới đảm bảo hiệu quả.
Các phóng viên tuân thủ giãn cách khi đưa tin các chuyến bay đưa người dân Đà Nẵng từ TP Hồ Chí Minh trở về...
Và cùng với các nhân viên y tế thì nhiều lực lượng tuyến đầu khác ở Đà Nẵng hiện vẫn chưa được tiêm vaccine mũi 2. Chị T.N.T.U, nhân viên lễ tân của khách sạn V (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, khách sạn của chị được UBND TP Đà Nẵng ra quyết định thiết lập cơ sở y tế tập trung; trước đây đón các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc, nay chủ yếu đón người dân Đà Nẵng từ hai đầu đất nước về quê tránh dịch.
Trường hợp của chị T.N.T. U thuộc nhóm “Người tham gia phòng, chống dịch” (thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, Tổ COVID-19 cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...), được xếp thứ hai sau nhóm “Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân)” trong danh mục các lực lượng tuyến đầu được ưu tiên tiêm vaccine.
Tuy nhiên chị T.N.T.U cho biết: “Tôi tiêm vaccine mũi 1 vào ngày 1/5, tính đến nay đã 11 tuần, chỉ còn khoảng hơn 1 tuần nữa là hết thời hạn tiêm vaccine mũi 2 nhưng vẫn chưa nghe ai nói gì về việc tiêm mũi 2. Nếu không được tiêm mũi 2 đúng thời hạn thì chúng tôi sợ mũi 1 sẽ mất tác dụng, trong khi chúng tôi phải làm việc trong điều kiện, môi trường hết sức nguy hiểm, có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao!”.
Thời gian qua hoạt động tác nghiệp của các đồng nghiệp tại sân bay Đà Nẵng khi đón người dân Đà Nẵng trở về quê tránh dịch để góp phần giảm tải cho tâm dịch TP Hồ Chí Minh. Nhiều phóng viên có mặc đồ bảo hộ, nhưng cũng có một số phóng viên chỉ có mỗi chiếc khẩu trang.
Để có được thông tin, hình ảnh sống động, kịp thời chuyển đến bạn đọc, các phóng viên phải tiếp cận để ghi hình, chụp ảnh, phỏng vấn các bà con từ TP Hồ Chí Minh trở về mà không ai dám chắc trong đó không có người đang mang mầm bệnh. Thực tế cách đây vài hôm có người dân Quảng Nam từ TP Hồ Chí Minh về quê qua sân bay Đà Nẵng, dù đã có giấy xét nghiệm âm tính nhưng sau đó xét nghiệm lại thì dương tính!
Chính vì lẽ đó đội ngũ phóng viên cũng được xếp vào nhóm 2 trong các lực lượng tuyến đầu được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19. Nhưng cũng như nhân viên khách sạn T.N.T.U nêu trên, nhiều phóng viên ở Đà Nẵng đã tiêm mũi 1 từ đầu tháng 5/2021, đến nay đã qua khoảng 10 tuần nhưng vẫn chưa nghe nói gì đến việc tiêm tiếp mũi 2.
Số người đã tiêm mũi 2 thấp nhất miền Trung
Theo thông tin từ Cổng thông tin tiêm chủng COVD-19 quốc gia, tính đến hết ngày 21/7/2021, tỉ lệ tiêm vaccine mũi 2 của Đà Nẵng chỉ mới đạt 0,02%; tính theo số tuyệt đối thì trong 1.134.310 dân Đà Nẵng (theo công bố tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019) chỉ mới có 215 người được tiêm vaccne mũi 2!
Nhưng cũng có lúc phải tiếp cận gần để tác nghiệp!
Thực tế cho thấy từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam thì diễn biến dịch ở Đà Nẵng luôn rất phức tạp, căng thẳng và kéo dài, thậm chí tháng 7/2020 TP này từng trở thành tâm dịch của cả nước. Với vai trò cửa ngõ quốc gia và khu vực, Đà Nẵng liên tục đón các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước, nay có thêm người dân miền Trung đi làm ăn, sinh sống, học hành ở hai đầu đất nước trở về quê tránh dịch.
Trong bối cảnh các địa phương lân cận “đóng cửa” đường không, đường sắt và siết chặt đường bộ thì Đà Nẵng lại càng phải gồng gánh trách nhiệm này đối với nhân dân cả nước cũng như khu vực miền Trung chứ không chỉ riêng người dân của mình. Cũng có nghĩa TP này phải nhận lấy nguy cơ cao về dịch bệnh, do đó việc dịch COVID-19 liên tục xảy ra và kéo dài trên địa bàn là khó trách khỏi.
Bởi vậy, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn dân để Đà Nẵng sớm đạt miễn dịch cộng đồng là rất quan trọng. Đặc biệt việc tiêm đủ 2 mũi cho lực lượng tuyến đầu của TP là hết sức cấp thiết, kể cả phải được ưu tiên hơn một số địa phương khác trong vùng có nguy cơ thấp hơn. Thế nhưng điều không khỏi bất ngờ là tỷ lệ tiêm vaccine mũi 2 của Đà Nẵng hiện đang ở nhóm… thấp nhất miền Trung!
Ngày 15/7/2021, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã ký Quyết định số 2450/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVD-19 tại TP Đà Nẵng năm 2021 – 2022. Theo đó, đợt 1 sẽ ưu tiên triển khai tiêm mũi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1, đồng thời triển khai tiêm mũi 1 cho các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên khi nào đợt 1 được triển khai thì không thấy đề cập trong Kế hoạch số 2450/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng, và hiện cũng chưa thấy Sở Y tế Đà Nẵng công bố kế hoạch cụ thể thực hiện đợt 1 này. Trong khi đó thời hạn cuối để tiêm vaccine mũi 2 AstraZeneca (Đà Nẵng chủ yếu được phân bổ loại vaccine này) đang ngày một đến gần, và nỗi lo mũi 1 bị vô tác dụng vì mũi 2 không được tiêm đúng hạn cũng đang ngày càng lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
NÓNG: Những biển số xe máy chỉ được sử dụng đến 2025, nhiều người tá hỏa vội vã đi đổi biển số
Ngành dừa sẵn sàng chinh phục cột mốc 'tỷ đô'
Sân bay Đà Nẵng sẵn sàng phục vụ lượng chuyến bay tăng cao dịp Tết 2025
Đà Nẵng: Đặc sắc phiên chợ đón giáng sinh, chào năm mới 2025
Sắp có thể mua thuốc trực tuyến từ FPT Long Châu qua VNeID
Chạy đua thời gian giải ngân vốn đầu tư công