Kinh tế Thủ đô trên đà đổi mới - Bài cuối: Kinh tế đô thị là trụ cột
Đà Nẵng: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch TP trực tiếp theo dõi các dự án đầu tư công / Thời gian tới, 3 loại căn hộ này sẽ là “gà đẻ trứng vàng”
Vấn đề phát triển kinh tế, quy hoạch Thủ đô luôn được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm, đã có nhiều nghị quyết, kết luận và đặc biệt là Luật Thủ đô vừa thông qua, cũng như đồ án Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô sắp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (dự kiến tháng 10/2024).
Ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch
Hướng phát triển trong thời gian tới, thành phố sẽ ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ và du lịch và xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là mắt xích quan trọng gắn kết nông nghiệp, công nghiệp của cả vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước.
Cụ thể, tập trung phát triển các ngành thương mại; du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái; dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm; kinh doanh bất động sản; vận tải, kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải (logistics); giáo dục và đào tạo chất lượng cao; y tế và hoạt động điều dưỡng và chăm sóc tập trung, y tế chất lượng cao; vông nghiệp văn hóa (sáng tác, nghệ thuật, giải trí…); thông tin và truyền thông; dịch vụ khoa học và phát triển công nghệ gắn với đổi mới sáng tạo; phát thanh, truyền hình và điện ảnh; viễn thông, IT…
Ông Nguyễn Văn Hoạt, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, phát triển kinh tế đô thị là trụ cột kinh tế Thủ đô trên cơ sở phát triển các hoạt động thương mại, các dịch vụ đô thị, dịch vụ công và kinh tế ban đêm gắn với phát triển du lịch. Kinh tế đô thị không phải là một ngành, lĩnh vực độc lập mà là kết quả tổng hợp của các hoạt động đô thị mang lại, trước hết nhằm đáp ứng những yêu cầu cuộc sống, sinh hoạt của người dân trên cơ sở lựa chọn phương án khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực đô thị hữu hạn. Đến lượt mình, kinh tế đô thị lại tạo nên nguồn lực, tạo sự hấp dẫn và cơ hội thu hút đầu tư, việc làm và tạo nên sức mạnh kinh tế của đô thị.
Theo UBND thành phố Hà Nội, thành phố phấn đấu giai đoạn từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ ở mức từ 9,5-10%/năm, tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 65,17% trong tổng GRDP của thành phố.
Mục tiêu chung mà thành phố đưa ra là đẩy mạnh thương mại trở thành ngành có giá trị gia tăng cao, phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; góp phần xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch quốc tế, là động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
Hướng tới kinh tế số
Chủ trương của thành phố Hà Nội là luôn chú trọng hợp tác, mở rộng quan hệ, nhưng phải tiếp thu, có lựa chọn hướng tới sự tiện ích, bảo vệ, thân thiện môi trường và các sản phẩm chất lượng cao.
Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội Nguyễn Văn Hoạt cho rằng, Thủ đô Hà Nội với sứ mệnh làm hình mẫu đi đầu của cả nước, nên định hướng phát triển tất cả các ngành, lĩnh vực phải hướng đến đi đầu các xu thế phát triển của thời đại là chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. Các xu hướng trên được phát triển dựa trên cơ sở chuyển đổi số, hình thành trung tâm dữ liệu và điều hành thông minh, phát triển một hệ thống hạ tầng thông minh đồng bộ cùng với thiết lập một hệ sinh thái cho phát triển kinh tế số - xanh -tuần hòa và chia sẻ.
Đây không chỉ là yêu cầu mà còn là con đường giúp cho Hà Nội có thể tạo ra những bứt phá phát triển nhảy vọt. Thêm vào đó là nơi có lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao, nơi hội tụ của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu của đất nước, cùng với những lợi thế về địa kinh tế và môi trường thể chế, Hà Nội hoàn toàn có cơ sở để đi đầu không chỉ trong nước mà có thể giữ vai trò là hình mẫu trong khu vực về phát triển Thủ đô xanh, thông minh với sức mạnh của kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ.
Phát triển kinh tế số, phát triển xanh hay phát triển tuần hoàn, kinh tế chia sẻ không phải là những hoạt động riêng biệt mà nó được lồng quyện vào mỗi hoạt động kinh tế xã hội theo các phương thức ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, bigdata, AI vào quá trình phát triển để chuyển từ các hoạt động theo phương thức truyền thống sang phương hoạt động trên nền tảng số và điều hành thông minh.
Các yêu cầu của chuyển đổi xanh và phát triển tuần hoàn cũng được đặt ra trong tất cả các lĩnh vực phát triển để không chỉ tuân thủ và hướng tới mục tiêu cắt giảm phát thải ròng mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế trực tiếp từ phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đối với các chương trình, dự án phát triển đô thị và các hoạt động kinh tế đô thị, những vấn đề về chuyển đổi số, phát triển thông minh, kinh tế số, kinh tế xanh, tuần hoàn và kinh tế chia sẻ vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển do mức độ tập trung cao về mật độ phát triển và qui mô khách hành, vừa là yêu cầu tất yếu để khai thác và sử dụng hữu hiệu nguồn lực có giới hạn trong phạm vi lãnh thổ đô thị.
Thành phố cần phải tạo lập một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển thông minh trên cơ sở chuyển đổi số chia sẻ dữ liệu đồng bộ. Đồng thời, phải hình thành hệ sinh thái đồng bộ từ cơ sở pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn phát triển, xác lập các quan hệ giao dịch theo yêu cầu phát triển kinh tế số, phát triển xanh kinh tế tuần hoàn và chia sẻ.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 phát triển công nghiệp có chọn lọc gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh; gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa trong sản xuất các ngành công nghiệp; xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư và phát triển công nghiệp của các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ ngành công nghiệp và đổi mới sáng tạo; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý, điều hành ngành công nghiệp; đưa ngành nông nghiệp phát triển hiện đại, bền vững, trở thành một trong những tỉnh, thành phố có nền nông nghiệp công nghệ cao của cả nước. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sông, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi