Mỗi bữa ăn của công nhân chỉ từ 12-14 nghìn đồng
Cảnh báo nguy cơ mất ATTP từ bánh trung thu siêu rẻ / Hà Nội lập 3 hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP
Ngày 9/11, tại TP.HCM, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị gặp gỡ cộng tác viên báo chí phổ biến tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).
Xử lý nhiều vi phạm về ATTP
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP cho biết, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành thực hiện triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016-2020 đạt được những kết quả quan trọng.
Công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực ATTP được triển khai đồng bộ và quyết liệt và nghiêm minh ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương. Số tiền xử phạt tăng so với trước đây.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục ATTP, trong 9 tháng đầu năm, đơn vị đã xử lý nhiều vi phạm về ATTP (Ảnh: ĐL)
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, Cục ATTP cũng đã ra Quyết định xử phạt hành chính đối với 99 cơ sở vi phạm về ATTP với tổng số tiền phạt gần 6 tỉ đồng. Đã tạm dừng lưu thông 26 lô sản phẩm vi phạm; thu hồi 24 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, 7 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, 4 giấy xác nhận nội dung quảng cáo...
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong cũng cho rằng, ở Nghị định số 15/2018/ND-CP ngày 2/2/2018 đã cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, sản xuất.
Bên cạnh đó, Nghị định số 15/2018/ND-CP cũng thu gọn quản lý về quảng cáo thực phẩm. Có đến 90% các sản phẩm thực phẩm không cần đăng ký nội dung quảng cáo như trước đây. Chỉ tập trung nguồn lực để tiền kiểm các sản phẩm có nguy cơ cao như: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp.
Chất lượng bửa ăn cho công nhân còn thấp
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, chất lượng thực phẩm của bữa ăn công nhân còn thấp. "Thực tế có đên 70% các ca ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn là do không nấu tại chỗ mà được chuyển từ nơi khác tới", ông Phong nói.
Theo ông Phong, có nhiều nơi, xuất ăn của công nhân chỉ 12-14 nghìn đồng. Trong khi đó, đa phần công nhân đều ở độ tuổi 18-25, đây là độ tuổi sinh sản nếu chất lượng dinh dưỡng không đủ, cường độ lao động không hợp lý sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sinh sản.
Chất lượng thực phẩm của bữa ăn công nhân còn thấp (Ảnh: TL)
Ngoài ra, ông Nguyễn Thanh Phong cũng nêu lên vấn đề nổi cộm khó xử lí như một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng chưa được công bố, đăng ký nhưng vẫn quảng cáo rầm rộ trên các website, trang mạng xã hội. Các sản phẩm này được quảng cáo bởi nhiều nhân vật nổi tiếng, có ảnh hưởng với cộng đồng.
“Việc xử lý tình trạng này hiện đang gặp không ít khó khăn do ngành y tế không thể xử lý được các công ty, cá nhân mở website, mạng xã hội vi phạm về quảng cáo sản phẩm mà chỉ xử lý được sản phẩm vi phạm", ông Phong nhấn mạnh.
Trong dịp Tết Nguyên đán 2019 sắp tới, ông Phong cho biết sẽ tăng cường chỉ đạo, kiểm tra để đảm bảo ATTP, đặc biệt là với các loại sản phẩm được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết; thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhất là ở các tỉnh có cửa khẩu; cạnh đó là vận động, tuyên truyền để thay đổi thói quen, ý thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm an toàn.
Tính đến 31/10/2018, số vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước là 91 vụ, giảm 30% (131 vụ); số người chết do ngộ độc thực phẩm là 15, giảm 37% so với cùng kỳ (24 người); số người bị ngộ độc là 2.100, giảm 24% (3.283 vụ). |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất