Tin tức - Sự kiện

Nghiên cứu trình phương án giảm thuế xăng dầu vào Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi thông tin tại Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2022.

Đà Nẵng: Thêm bãi đỗ xe thông minh với tổng vốn đầu tư 74 tỷ đồng / Sân bay Đà Nẵng sắp có phòng cầu nguyện dành cho khách Ấn Độ và Trung Đông

Chiều nay (18/9), phát biểu tại Phiên toàn thể của Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2022, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine… đã tác động sâu rộng đến nhiều mặt nền kinh tế Việt Nam. Những tác động này khiến kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn: Đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao…

Để đối phó, theo ông Chi, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã điều hành linh hoạt chính sách tài khoá như chính sách miễn giảm, giãn, hoãn thuế đã có tác động trực tiếp rất lớn đến nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân.

“Năm 2020, chính sách miễn giảm, giãn, hoãn thuế có quy mô 129.000 tỷ đồng. Năm 2021, quy mô tăng lên đến 145.000 tỷ đồng. 8 tháng đầu năm 2022, đã miễn giảm thuế và lệ phí 35.000 tỷ đồng… Cùng với đó là nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, gói hỗ trợ người lao động thuê nhà đã và đang thực hiện”, ông Chi thông tin.

Với riêng mặt hàng xăng dầu, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua việc giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường. Qua chính sách này, ngân sách đã hỗ trợ khoảng hơn 13.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã báo cáo Chính phủ cho giảm thuế ưu đãi nhập khẩu với xăng dầu từ 20% xuống 10%.

Nghiên cứu trình phương án giảm thuế xăng dầu vào Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV - Ảnh 1.
Ảnh minh họa

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng và chuẩn bị phương án tiếp tục nghiên cứu chính sách thuế bao gồm cả thuế bảo vệ môi trường, thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng dầu để trình Quốc hội tài kỳ họp thứ 4

Ngoài ra theo ông Chi, Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng và chuẩn bị phương án tiếp tục nghiên cứu chính sách thuế bao gồm cả thuế bảo vệ môi trường, thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng dầu để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, xem xét quyết định. Qua đó cơ quan quản lý sẽ có được những công cụ linh hoạt để ứng phó trong trường hợp biến động mạnh của giá nhiên liệu thế giới.

Kiến nghị kéo dài thời gian giảm thuế VAT, hỗ trợ giá xăng dầu

Tham gia cho ý kiến tại Diễn đàn, bà Nguyễn Thị Phương - Phó TGĐ thường trực Công ty WinCommerce (Tập đoàn Masan) cho biết quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam hiện đang đạt mức khoảng 175 tỷ USD. Dự báo đến năm 2025, quy mô sẽ tăng lên mức 350 tỷ USD, đóng góp khoảng 60% GDP cả nước.

Tuy nhiên theo bà Phương, đóng góp thị trường bán lẻ hiện nay mới chỉ đạt 15%. Trong khi đó tại các nước lân cận như Singapore có tỷ lệ đóng góp lên tới 80%, Malaysia khoảng 50%, Thái Lan 48%…

 

“Điều này cho thấy dự địa thị trường bán lẻ Việt Nam rất lớn”, đại diện của Masan nhận định.

Theo bà Phương, 2 năm qua, ngành bán lẻ chịu tác động tiêu cực lớn bởi đại dịch COVID-19, cũng như biến động địa chính trị lớn như xung đột Nga - Ukraine. Những tác động này làm cho giá cả hàng hoá tăng lên cao, có những mặt hàng tăng lên đến 50%.

Nghiên cứu trình phương án giảm thuế xăng dầu vào Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Phương - Phó TGĐ thường trực Công ty WinCommerce (Tập đoàn Masan)

Trước những khó khăn này, cơ quan chức năng đã có nhiều chính sách giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ kiềm chế được đà tăng giá như: Giảm thuế xăng dầu, giảm thuế VAT…

Theo bà Phương, những chính sách này đã giúp Masan có tăng trưởng về mặt doanh số cũng như sản xuất gia tăng, tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên trước những khó khăn như xung đột Nga - Ukraine, giá cả hàng hoá tiếp tục tăng cao, đại diện Masan kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục duy trì gói hỗ trợ giá xăng dầu, cũng như thuế VAT để giúp doanh nghiệp duy trì đà phát triển.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm