Nông nghiệp An Giang đổi mới theo chiều sâu
Xuất khẩu những tháng cuối năm khó đạt mức tăng mạnh / Xuất khẩu cá tra sang Malaysia tăng 25%
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT An Giang khi trao đổi với PV NNVN.
Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT An Giang.
Thưa ông 9 tháng đầu năm 2019 ngành nông nghiệp An Giang đạt những kết quả gì?
Nhìn chung 9 tháng đầu năm ngành nông nghiệp An Giang tăng trưởng khá. Chỉ tiêu Nghị quyết giao tốc độ tăng trưởng từ 2,63 – 3,34%, tuy theo từng lĩnh vực tăng trưởng. Năng suất lúa tăng 0,08 tấn/ha so với năm 2018, đạt mức 6,32 tấn/ha. Xoài tăng 27.000 tấn tương đương 540 tỷ đồng. Rau ăn lá và rau dưa tăng 260 tỷ…
Có thể nói giá trị SX nông nghiệp 1ha đất ở An Giang có thể đạt 183 triệu đồng, tăng 13 triệu đồng so năm 2018. Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 90%. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì mức 22,4%. Có tối thiểu 57/119 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí NTM vào cuối năm, tăng 7 xã so với năm rồi.
Đạt được những kết quả này, nhờ thực hiện chuyển dịch đất lúa kém hiệu quả sang những loại cây hoa màu có giá trị kinh tế cao hơn. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi từ lúa sang màu. Triển khai áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, mở rộng áp dụng GlobalGAP, VietGAP để giảm giá thành, nâng cao năng suất và lợi nhuận cho người dân. Đồng thời thực hiện tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, thay đổi cơ cấu giống lúa gieo trồng theo hướng tăng giống chất lượng cao có thương hiệu được DN bao tiêu với giá mua được đặt trước. Duy trì mạng lưới nhân giống lúa nhằm cung cấp giống lúa xác nhận có khả năng phục vụ được 90% diện tích SX lúa hàng hóa của tỉnh.
Các địa phương SX nông nghiệp có những thuận lợi và khó khăn gì trong thời gian qua?
Mặc dù, vẫn còn những khó khăn nhất định trong SX nông nghiệp, nhưng nhìn chung nông nghiệp An Giang những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng làm tiền đề cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp trong những năm tiếp theo. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã triển khai hơn 3 năm bắt đầu có hiệu ứng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng: cây ăn trái (chuối, xoài...) sẽ cho thu hoạch nhiều hơn. Đề án giống cá tra 3 cấp đang triển khai thực hiện tạo ra sản lượng con giống lớn. Các quy hoạch sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, quy hoạch vùng SX chuyên canh hàng hóa đi vào thực tiễn. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, được triển khai tích cực, vượt chỉ tiêu đề ra, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên vẫn còn một số khó khăn và tồn tại, như chuyển đổi SX rau màu còn thiếu liên kết. Một số HTXNN chưa tiếp cận vốn vay, thiếu nguồn nhân lực, thiếu liên kết tiêu thụ với các DN đầu ra. Năng lực của nhiều DN còn hạn chế khi tham gia vào liên kết SX theo mô hình cánh đồng lớn…
Về thực hiện liên kết SX lúa gạo trên địa bàn tỉnh như thế nào?
Nhìn chung, mỗi năm có gần 40 DN trong và ngoài tỉnh có kế hoạch thực hiện liên kết SX lúa gạo thông qua 20 HTX và 10 THT với 65.800ha, với giá thu mua cao hơn giá thị trường khoảng 50-100 đ/kg. Chủ yếu các giống lúa chất lượng cao như Đài Thơm 8, Jasmine 85, OM 4218, OM 6976, Japonica; nếp CK92, CK2003 và một số giống lúa của Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời như OM 5451, LT1, LT18, LT604, LT605…
Một số DN có định hướng SX gạo an toàn tăng dần tỷ trọng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đây là tín hiệu đặc biệt tích cực để hình thành khu vực SX, cung ứng thực phẩm an toàn của tỉnh. Trước tình hình giá nông sản biến động khó lường nhưng cũng là thời điểm mà người dân nhận thức rõ được giá trị của việc liên kết rất cần thiết nên phải làm.
Nông nghiệp An Giang phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tăng trưởng hợp lý. |
Những tháng còn lại 2019 nông nghiệp An Giang tập trung cụ thể gì, thưa ông?
Tiếp tục thực hiện và nhân rộng các mô hình SX theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình cánh đồng lớn gắn với thực hiện các mô hình kinh tế hợp tác của HTX kiểu mới, liên kết từ cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trong SX và cung cấp các dịch vụ khác. Đánh giá, tổng kết vai trò kinh tế hợp tác của các HTX kiểu mới. Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án “Phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả” của Trung ương.
Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ đất lúa sang trồng các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, một phần tăng vụ đối với một số loại cây màu đang có thị trường. Chủ động trong công tác chỉ đạo SX nhằm có kế hoạch, giải pháp kịp thời với những diễn biến ảnh hưởng đến SX.
Trong đó tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật kết hợp trồng hoa trên bờ ruộng nhằm xây dựng các vùng SX hàng hóa lớn bền vững đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Nhân rộng các mô hình nhà lưới ứng dụng NNCNC, rau hữu cơ…
Xin cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh