Phụ nữ nắm giữ chìa khóa để phát triển nền kinh tế xanh
Từ tư duy nông nghiệp đến tư duy kinh tế nông nghiệp / Ấn tượng với cụm từ "trao cơ hội" cho kinh tế tư nhân của Thủ tướng
Sự kiện do Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức.
Thứ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại diễn đàn.
Phát biểu tại khai mạc, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN cho rằng, trước thực tế của vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam và cộng đồng quốc tế cần phối hợp hành động với những ý tưởng mới và tư duy sáng tạo để tạo ra sự thay đổi. Một trong những chiến lược hàng đầu hiện nay là phát triển nền kinh tế xanh ít phác thải carbon, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hiệu quả năng lượng, tạo ra việc làm và đảm bảo công bằng xã hội.
“Để đạt được những mục tiêu này, chúng ta cần huy động sự tham gia của toàn xã hội, trong đó các nữ doanh nhân, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế xanh có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện bình đẳng giới, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội”, Thứ trưởng Tùng khẳng định.
Chia sẻ tại diễn đàn, bà Trần Thúy Ngọc - Phó Tổng giám đốc Thường trực Delolte Việt Nam cho rằng, phụ nữ nắm trong tay chìa khóa của việc phát triển nền kinh tế xanh. Thực tế, ở Việt Nam nữ doanh nhân luôn đi đầu trong các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo.
Bà Ngọc dẫn ra số liệu, trong 03 năm (2016-2018), tỷ lệ nữ giữ vị trí lãnh đạo cấp Chủ tịch hoặc Tổng Giám đốc hoặc kiêm cả 2 chức vụ này tại các doanh nghiệp lớn (về quy mô và uy tín) của Việt Nam đã tăng lên đáng kể (chiếm khoảng 30% trong nền kinh tế), khẳng định sự phát triển thành công cũng như vai trò, tài năng và sự đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế của các nữ doanh nhân;
Tỷ lệ các doanh nghiệp do nữ lãnh đạo có tên trong Bảng xếp hạng các Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững - VCCI (VBCSD) và các cơ quan báo chí uy tín trong và ngoài nước thực hiện đã có sự gia tăng dần trong nhiều năm gần đây.
Cũng tại sự kiện, bà Elisa Fernandez, Trưởng văn phòng UN Women tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng ta không thể xóa bỏ đói nghèo, gia tăng sự thịnh vương và phát triển bển vững nếu phụ nữ không được trao quyền và tham gia đầy đủ trong nền kinh tế. Cần xóa bỏ những rào cản, khuyến khích phụ nữ tham gia vào nền kinh tế xanh bằng cách củng cố các hệ thống, chính sách, thúc đẩy cải cách nhằm đảm bảo điều kiện lao động tốt cho phụ nữ. UN Women cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực này.”
Theo Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc, nền kinh tế xanh là nền kinh tế với lượng khí thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và phát triển xã hội toàn diện. Nền kinh tế xanh hướng đến cải thiện đời sống con người và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể rủi ro về môi trường và sự suy kiệt về sinh thái.Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, phụ nữ vẫn là một trong những nhóm dân số chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Phụ nữ chiếm tới 70% trong số 1,3 tỷ người sống dưới mức 1 đô la Mỹ một ngày. Phụ nữ cũng có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên chung như nước, lương thực, hay tài nguyên rừng và dễ bị tổn thương nhiều hơn trước các tác động của suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, do những định kiến về giới, hiện nay vai trò của phụ nữ vẫn chưa được ghi nhận đúng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế xanh. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo