Thủ tướng: Bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định
Giá trị thương hiệu Việt tăng mạnh trong đại dịch / Giá xăng đã giảm bao nhiêu kể từ đầu năm 2022?
Hôm nay (22/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề, thảo luận nhiều nội dung quan trọng liên quan tới xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô. Phiên họp diễn ra ngay sau khi đêm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp trong năm nay, thêm 0,75 điểm %.
Các ý kiến tại phiên họp đánh giá, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn, khó lường, chưa có tiền lệ. Tăng trưởng có xu hướng giảm, lạm phát có xu hướng tăng cao ở nhiều nước như Mỹ, EU, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các thị trường lớn của Việt Nam đều có xu hướng bị thu hẹp.
Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam đã giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, đồng tiền Việt Nam thuộc nhóm ít mất giá nhất so với thế giới, được các tổ chức, định chế tài chính quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, tăng thêm niềm tin của nhân dân.
Sau khi nghe ý kiến của các Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực và phản ứng chính sách kịp thời của các Bộ, ngành.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề. (Ảnh: TTXVN)
Trước những diễn biến nhanh, phức tạp, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 15 ngày 16/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, nhấn mạnh 3 yếu tố rất quan trọng.
Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo điều hành, đó là: bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định; giữ thế chủ động trước những diễn biến phức tạp, bất ngờ, khó lường; kiên định, nhất quán, phù hợp, hiệu quả trước sự biến động, tác động nhiều chiều; kiểm soát rủi ro, kịp thời ứng phó với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng; tạo dựng phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế trong điều kiện hội nhập sâu rộng.
Về định hướng chính sách, Thủ tướng đề nghị tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hài hòa, đồng bộ, hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác; trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt bằng các công cụ tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng, lựa chọn thứ tự ưu tiên, đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất 2%, tăng cường thông tin, truyền thông để nhân dân hiểu, tin tưởng, ủng hộ các chính sách; đặc biệt, nghiên cứu tăng lãi suất điều hành, lãi suất huy động nhưng cố gắng giữ ổn định lãi suất cho vay và kêu gọi, vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục nghiên cứu giảm lãi suất ở một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả.
Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo, rà soát giảm thuế, phí, lệ phí và có chính sách hỗ trợ mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm; tăng thu, giảm chi, tiết kiệm tối đa chi thường xuyên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nắm sát tình hình, phản ứng kịp thời chính sách, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy đầu tư ngoài nhà nước.
Thủ tướng cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành liên quan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Bị điện giật, bệnh nhân 26 tuổi được đưa về từ cõi chết một cách thần kỳ
Đà Nẵng: Làm rõ trách nhiệm không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
An Giang nổi bật với tiềm năng thu hút đầu tư
Chính thức bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo
Giữ mức đóng kinh phí công đoàn là 2% quỹ tiền lương
Quy định về chế độ nghỉ phép theo Luật Lao động mới nhất cần biết