Thủ tướng đề nghị WHO hỗ trợ Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vaccine
Diễn biến dịch Covid-19 ở Kiên Giang: Thêm 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 / Nhân viên lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 có thể không cần mặc thứ này khi nắng nóng
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Tổng Giám đốc WHO. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn và đánh giá cao quan hệ hợp tác và những hỗ trợ quý báu của WHO đối với sự phát triển của ngành y tế Việt Nam trong suốt 45 năm qua. Thủ tướng khẳng định Việt Nam ủng hộ nỗ lực hợp tác y tế toàn cầu, đánh giá cao vai trò của WHO và cá nhân ngài Tổng Giám đốc trong điều phối hợp tác quốc tế phòng chống dịch bệnh nói chung, trong đó có phòng chống COVID-19, thúc đẩy tiếp cận công bằng, bình đẳng và kịp thời vaccine phòng COVID-19 trên phạm vi toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong đại dịch COVID-19, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội với sự hỗ trợ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, trong đó có WHO, và sự ủng hộ, chung tay hành động của người dân và đạt nhiều kết quả tích cực bước đầu.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam hiện nay do biến chủng mới, Thủ tướng đề nghị WHO hỗ trợ và ưu tiên để Việt Nam sớm nhận được các lô vaccine tiếp theo của chương trình COVAX đã cam kết, khẳng định sẽ triển khai chiến lược tiêm chủng hiệu quả, kịp thời và an toàn. Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị WHO ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất vaccine cho khu vực Tây Thái Bình Dương; nhấn mạnh năng lực của ngành y tế Việt Nam cũng như tiềm lực của một số doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất vaccine đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Thủ tướng hoan nghênh đề xuất của ngài Tổng Giám đốc về việc cử chuyên gia WHO hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.
Về phần mình, Tổng Giám đốc WHO đánh giá rất cao thành công của Việt Nam trong việc thực hiện “mục tiêu kép”, nhất là với các biện pháp chủ động và sáng tạo, ứng phó linh hoạt với tình hình, sự lãnh đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã góp phần vào nỗ lực phòng chống dịch hiệu quả để Việt Nam thực sự trở thành mô hình chống dịch hiệu quả trên thế giới, được WHO phổ biến rộng rãi.
Ông cũng cảm ơn và hoan nghênh sự hỗ trợ của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế trong phòng chống dịch, cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã cam kết đóng góp 500.000 USD cho chương trình COVAX, và đặc biệt cảm kích trước việc Việt Nam đã tiếp nhận và điều trị khẩn cấp, thành công cho nhân viên Liên Hợp Quốc nhiễm COVID-19 vừa qua.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tại cuộc điện đàm, Tổng Giám đốc WHO chia sẻ thông tin về việc nguồn cung vaccine hiện đang thiếu hụt nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu từ nay đến tháng 9/2021 do tình hình dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng ở các khu vực cũng như tình trạng tích trữ vượt quá nhu cầu ở một số nước, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng của COVAX cũng như khả năng tiếp cận vaccine của các nước, trong đó có Việt Nam.
Ông Tedros ghi nhận các đề nghị của Việt Nam sẽ được ưu tiên tiếp cận nhanh chóng các nguồn vaccine, cũng như sớm trở thành trung tâm sản xuất vaccine trong khu vực; khẳng định sẽ cử các chuyên gia WHO vào Việt Nam hỗ trợ nỗ lực nghiên cứu và sản xuất vaccine của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Tổng Giám đốc Tedros khẳng định, WHO sẽ quan tâm và làm hết sức mình để ủng hộ công tác phòng chống dịch của Việt Nam, cũng như sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân và trong phòng chống dịch COVID-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối