Thủ tướng: "Không nói nhiều thành tích, đi thẳng vào yếu kém để khắc phục!"
Thủ tướng chỉ ra 3 phương châm, 6 nhiệm vụ, giải pháp về hội nhập quốc tế / Thủ tướng nêu dẫn chứng về vị thế quốc gia của Việt Nam
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị phát triển Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam đang diễn ra sáng nay (6/5) tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hiện nay, cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là vùng KTTĐ Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh, thành phố), Trung Bộ (5 tỉnh, thành phố), phía Nam (8 tỉnh, thành phố) và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long (4 tỉnh, thành phố).
Bốn vùng KTTĐ này với 24 tỉnh, thành phố, chiếm trên 27% diện tích tự nhiên và 27% dân số cả nước, đóng góp 89% GDP cả nước. Riêng vùng KTTĐ phía Nam có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, trước hết là về GDP.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt đánh giá cao vai trò của vùng KTTĐ phía Nam. Đây là vùng duy nhất của cả nước hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế cho phát triển công nghiệp, dịch vụ để có thể tăng trưởng nhanh, hiệu quả, bền vững.
Tuy nhiên, vùng KTTĐ phía Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức... Do đó, tại hội nghị này, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, các học giả, chuyên gia, các nhà cung ứng vốn, nhà đầu tư cần thảo luận, cho ý kiến để làm sao vùng KTTĐ phía Nam đi đúng hướng, tiếp tục khẳng định là một động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước, phải tiếp tục là đầu tàu, đầu kéo của cả nước trong bối cảnh khó khăn như đã nêu.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung vào một số vấn đề, trước hết phản ánh việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hội nghị cần thảo luận các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới cũng như đề xuất các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho vùng bứt phá hơn nữa. Cần cơ chế, thể chế nào trong điều phối vùng để có điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động điều phối và liên kết vùng trong thời gian đến tốt hơn.
"Không nói nhiều thành tích mà đi thẳng vào yếu kém, bất cập, hạn chế mà chúng ta vướng phải hiện nay để khắc phục, để Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành nắm được, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của vùng, trước hết là tháo gỡ, thúc đẩy tăng trưởng năm nay và năm 2020”, Thủ tướng nêu rõ.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, Chủ tịch vùng KTTĐ phía Nam cho biết, vùng gồm 8 tỉnh, thành: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang.
Đây là vùng kinh tế động lực của cả nước. Quy mô GRDP của vùng chiếm trên 45% GDP cả nước, thu ngân sách chiếm trên 42% tổng thu ngân sách cả nước, xuất khẩu hàng năm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Dân số của vùng chiếm 21% và diện tích tự nhiên chiếm 9,2% cả nước.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ năm 2016 đến nay vùng KTTĐ phía Nam tiếp tục tăng trưởng khá, quy mô kinh tế vùng tiếp tục giữ vững tỷ trọng cao nhất trong 4 vùng KTTĐ của cả nước.
Tổng GRDP của vùng đạt 2.517 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 45,42% cả nước và chiếm 50,9% GRDP của 4 vùng KTTĐ.
Bình quân giai đoạn 2016-2018, tăng trưởng của 6/8 địa phương trong vùng KTTĐ đều đạt cao hơn mức bình quân chung cả nước. GRDP bình quân đầu người của vùng tăng từ 4.812 USD/người năm 2016 lên 5.474 USD/người năm 2018, gấp 2,12 lần trung bình của cả nước (2.587 USD). Riêng TPHCM, GRDP bình quân đầu người tăng từ 5.713 USD/người năm 2016 lên 6.407 USD/người năm 2018, gấp 2,48 lần so với bình quân cả nước.
Lãnh đạo các tỉnh, thành và nhiều đại biểu đang trình bày các tham luận và tiến hành thảo luận những vấn đề như cơ chế quản lý điều phối, chính sách thúc đẩy tăng trưởng, phát triển vùng, liên kết phát triển hạ tầng giao thông, logistics, chất lượng nguồn nhân lực...
Trong tham luận của Chủ tịch UBND TPHCM, Đồng Nai, Long An... đã đưa ra những khuyến nghị, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn, cách làm mới, tạo đột phá và tạo điều kiện cho vùng KTTĐ phía Nam phát huy hết tiềm năng, bứt phá, bền vững, tiếp tục đóng vai trò là vùng động lực, là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Tại Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 xác định: Phát triển vùng KTTĐ phía Nam thành vùng phát triển năng động với chất lượng tăng trưởng cao và điển hình về phát triển bền vững, là vùng kinh tế động lực đầu tàu, là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hoá, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của cả nước và khu vực. Thực hiện vai trò là cầu nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên mà hạt nhân là TPHCM là trung tân dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế, đi đầu trong hội nhập....; đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước