TP.HCM: Bổ sung 1.000ha đất phát triển khu công nghiệp
Thủ tướng dự diễn đàn thúc đẩy ngành công nghiệp 100 tỷ USD / Sẽ xây cầu vượt biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu
Xây khu công nghiệp mới, có tính cạnh tranh cao
Bí thư Thành ủy TP.HCMcho biết, năm 2019, thành phố đặt mục tiêu duy trì mức đóng góp ngân sách chiếm 27 - 28% cả nước, phấn đấu nâng mức tỷ trọng đóng góp tổng sản phẩm nội địa từ 23% lên 25%,GRDP tăng từ 8,3% - 8,5% và phấn đấu liên tục thăng hạng trong các bảng tổng sắp về sức mạnh kinh tế và quản trị xã hội.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu với doanh nghiệp tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào TPHCM (ảnh LK)
Để đạt được những mục tiêu đó, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh,thành phố cầntiếp tục tăng cường quỹ đất cho công nghiệp, làm cơ sở để thu hút vốn đầu tư. Thành phố đã thành lập Tổ Công tác thực hiện khảo sát làm rõ hiện trạng sử dụng đất, kết nối hạ tầng và tham mưu hướng xử lý đối với phần diện tích đất khoảng 1.000ha dự kiến bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020.
Ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh”. Bốn mục tiêu của đô thị thông minh là: đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế tương đối cao, phát triển bền vững; dịch vụ phát triển, môi trường sống tốt, hạ tầng, y tế, giáo dục tốt; người dân và doanh nghiệp được phục vụ tốt hơn; người dân và doanh nghiệp tham gia quản lý và giám sát chính quyền.
Để phát triển 4 mục tiêu này, thành phố tiếp tục tập trung triển khai 4 giải pháp, là: xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở; xây dựng trung tâm mô phỏng và dự báo phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh; xây dựng Trung tâm an toàn, an ninh thông tin.
Thành phố đã và đangthực hiện kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, thành phố phải có ít nhất 500.000 doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, tập trung triển khai 7 chương trình đột phá trong giai đoạn 2016 – 2020 và tiếp tục mời gọi đầu tư định hướng vào 9 nhóm ngành dịch vụ.
Về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tưTP.HCMcho biết, đối vớicác dự áncó sử dụng đất đang được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy theo pháp lý sử dụng đất của từng khu đất và mục tiêu đầu tư của dự án, TP HCM xác định: lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo chủ trương đầu tư; giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; lựa chọn nhà đầu tư,dự án đầu tư có sử dụng đất theo hình thức đấu thầu; lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, hiệu quả
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, thành phố trân trọng sự đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước và cam kết sẽ làm hết sức mình để bảo đảm môi trường chính trị - xã hội ổn định. Qua đó bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng phát triển khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả tại TP.HCM.
Lãnh đạo TPHCM gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp xúc tiến đầu tư (ảnh LK)
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định,trong 10 năm gần đây, quy mô thị trường bất động sản đã tăng trưởng gấp đôi, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bất cập chủ yếu là tình trạng quá tải hệ thống hạ tầng đô thị, ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường sống. Trong danh mục 210 dự án mời gọi đầu tư lần này, Hiệp hội và các doanh nghiệp bất động sản quan tâm và mong muốn được tham gia đầu tư vào nhiều dự án trong số 85 dự án hạ tầng giao thông, 36 dự án cơ sở hạ tầng đô thị, 29 dự án chỉnh trang đô thị, 9 dự án thương mại dịch vụ.
Theo ông Châu, đối với các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, nhất là chỉnh trang đô thị, gian nan nhất đó là công tác giải phóng mặt bằng. Hiệp hội đồng tình khi được biết UBND thành phố đã kiến nghị Chính phủ cơ chế và giải pháp để rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng còn hơn 100 ngày, để sớm giao quỹ đất cho nhà đầu tư.
Về hành lang pháp lý, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về dùng tài sản công, trong đó có quỹ đất, để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Hiệp hội kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị chủ trì dự án khẩn trương rà soát, hoàn thiện, đảm bảo tính khả thi của các dự án mời gọi đầu tư, nhất là các dự án chỉnh trang đô thị.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận các kiến nghị của doanh nghiệp và bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư, doanh nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến nhằm cải thiện môi trường đầu tư cũng như nêu những thắc mắc, đề xuất trong quá trình tiếp cận các dự án đang kêu gọi đầu tư để cùng thành phố đề ra các giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp phục vụ yêu cầu của doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam