TP Hồ Chí Minh lên phương án xử lý khi xuất hiện F0 tại trường học
Hôm nay, Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh THPT / Hà Nội đã tiêm vaccine Pfizer cho hơn 142 nghìn học sinh
Có F0 thì xử lý thế nào?
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, khi phát hiện người có một trong các triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 (sốt, ho, khó thở...) thì phải thông báo cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ An toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục. Chuyển người nghi ngờ mắc bệnh đến phòng cách ly tạm thời (không di chuyển bằng thang máy hoặc nếu sử dụng thang máy phải khử khuẩn theo quy định).
Nếu người nghi ngờ mắc bệnh là học sinh, phải thông báo ngay cho phụ huynh, người giảm hộ để phối hợp xử lý. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho người có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19.
Trường hợp phát hiện học sinh nhiễm COVID-19 tại trường, thực hiện 4 bước:
Bước 1: Thông báo kết quả dương tính cho Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Tổ an toàn COVID-19 của cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh. Tiếp tục cách ly tạm thời F0. Thông báo ngay đến trạm y tế, trung tâm y tế địa phương nơi cơ sở giáo dục trú đóng để phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Bước 2: Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0. Nếu có dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh hoặc khó thở hoặc Sp02 dưới 96%, phải liên hệ và chuyển F0 đến bệnh viện có khoa đơn vị COVID-19 trên cùng địa bàn, hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 gần nhất bằng xe cấp cứu. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: Tư vấn, hướng dẫn phụ huynh đưa học sinh về nhà để được trạm y tế địa phương nơi cư trú tiếp cận xử lý theo quy định.
Bước 3: Tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh khử khuẩn lớp học và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên có mặt trong lớp (F1) bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (mẫu gộp không quá 3 người). Các lớp học khác hoạt động bình thường.
Bước 4: Theo dõi tất cả học sinh, giáo viên cùng lớp học với F0 và đã có kết quả xét nghiệm âm tính. F1 đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được đi học và làm việc bình thường nhưng tuân thủ 5K. Xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho đến khi không còn phát hiện F0. Khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng. F1 chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ hoặc đã tiêm đủ liều nhưng có yếu tố nguy cơ như béo phì, mắc bệnh nền thì cách ly tại nhà theo quy định. Khai báo sức khỏe mỗi ngày cho nhà trường và trạm y tế địa phương nơi cư trú. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 14 hoặc ngay khi có triệu chứng.
TP Hồ Chí Minh lên phương án xử lý khi xuất hiện F0 tại trường học.
Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: nếu có 1 ca dương tính với SARS-CoV-2, cho toàn bộ học sinh trong lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định. Nếu trong cùng một ngày phát hiện từ 2 trường hợp F0 trở lên ở 2 lớp học khác nhau, tổ chức ngay việc xét nghiệm tầm soát theo quy mô 2 lớp ở cùng tầng, xét nghiệm kiểm tra cho học sinh, giáo viên của tất cả các lớp học trên cùng tầng.
2 lớp ở khác tầng, cùng khối nhà, xét nghiệm kiểm tra cho học sinh, giáo viên của tất cả các lớp học trong cùng khối nhà. 2 lớp ở khác khối nhà nếu có mối liên hệ dịch tễ thì xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên của trường. Nếu không có mối liên hệ dịch tễ thì chỉ xử lý theo lớp học.
Trường hợp học sinh phát hiện nhiễm COVID-19 tại nhà, thực hiện quy trình từ bước 3.
Các trường được tổ chức ăn bán trú
Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh yêu cầu các trường có tổ chức bán trú phải bố trí cho học sinh ngồi ăn theo khu vực từng lớp, bảo đảm giãn cách phù hợp, khuyến khích tổ chức ăn tại phòng học. Nếu có tổ chức ngủ trưa thì bố trí khoảng cách giữa 2 học sinh bảo đảm tối thiểu 1m. Theo dõi nhắc nhở học sinh không tụ tập trong thời gian nghỉ trưa.
Với những trường tổ chức cho học sinh nội trú, hướng dẫn học sinh kỹ lưỡng nguyên tắc phòng, chống dịch tại khu ký túc xá. Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại khu nhà ở. Người vào ký túc xá phải khai báo y tế, được đo thân nhiệt và đeo khẩu trang. Phòng lưu trú phải thông thoáng, sạch sẽ, trang bị đầy đủ trang thiết bị khử khuẩn…
Với những trường tổ chức xe đưa đón học sinh, giáo viên thì phải khử khuẩn phương tiện sau mỗi lần đưa đón học sinh, giáo viên. Lái xe và phụ xe phải tiêm đủ liều vaccine và ghi nhật ký tiếp xúc hàng ngày…
Những người làm việc trong trường, bao gồm nhân viên phục vụ, nhân viên căn tin, bếp ăn… bảo đảm một trong các điều kiện như: Đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, đã khỏi bệnh COVID-19. Nếu thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vaccine thì xét nghiệm tầm soát định kỳ hàng tuần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam