Tránh nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và COVID-19
Quảng Ngãi nới lỏng giãn cách xã hội, cưới hỏi không tập trung quá 50 người / Đề xuất gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và lao động gặp khó khăn do COVID-19
Hà Nội đang trong cao điểm của dịch sốt xuất huyết (SXH) với 1.422 bệnh nhân, một ca tử vong và số mắc tăng nhanh. Đáng chú ý là triệu chứng ban đầu của SXH rất dễ nhầm lẫn với bệnh COVID-19…
Chiều ngày, 24/8, ngay sau khi nhận được thông tin về một ca tử vong do bệnh SXH tại Bệnh viện Bạch Mai, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị y tế trong ngành tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch SXH, điều trị tích cực cho những trường hợp mắc bệnh. Sở Y tế Hà Nội nhận định, dịch bệnh SXH sẽ có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, bởi đây đang là mùa cao điểm của dịch bệnh này.
Ảnh minh họa.
Cùng với dịch SXH thì dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, trong khi triệu chứng ban đầu của các bệnh do virus khá giống nhau, không dễ phân biệt.
Nhiều người có triệu chứng của SXH đã không dám tới bệnh viện để thăm khám hoặc chỉ đi khám sàng lọc COVID. Hậu quả không chỉ làm tăng nguy cơ "dịch chồng dịch" mà còn dẫn đến những ca tử vong đáng tiếc.
BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cho biết, để chuẩn đoán bệnh không thể chỉ căn cứ vào triệu chứng bởi SXH và COVID-19 đều có biểu hiện ban đầu giống nhau, rất dễ nhầm lẫn như: biểu hiện sốt, đau đầu, đau mỏi người…
Tuy nhiên, đây là hai bệnh có yếu tố dịch tễ, đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.
Bệnh COVID-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn SXH lây qua đường máu do muỗi truyền.
Đối với bệnh nhân mắc COVID-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi,… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.
Triệu chứng của SXH là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Nặng hơn có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Ở nữ giới mắc SXH có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu...
Những trường hợp bệnh nhân SXH ở Hà Nội có yếu tố dịch tễ là vừa đi, đến từ vùng có dịch COVID-19, vẫn phải cho làm xét nghiệm RT-PCR để xác định xem có dương tính với SARS-CoV-2 hay không. Nếu âm tính thì tiến hành xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm test Dengue để xác định bệnh SXH.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối