Tin tức - Sự kiện

Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong thu hút FDI

Dù có nhiều thách thức, kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì là điểm sáng tăng trưởng, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao.

Đà Nẵng ban hành quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh công chức lãnh đạo, quản lý / Tổng giám đốc IMF: Kinh tế Việt Nam là điểm sáng về tăng trưởng và ổn định tại khu vực

Theo báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11/2022 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam phục hồi. Tổng nguồn vốn FDI đăng ký tháng 10 đạt 3,7 tỷ USD, tăng 122% so với cùng kỳ nhờ các khoản đầu tư lớn vào các cơ sở sản xuất kinh doanh mới.

TờFinancial Timesđánh giá, Việt Nam, cùng với Malaysia, đang là những nước nhận được nhiều dòng vốn FDI hơn vào lĩnh vực sản xuất tại khu vực trong bối cảnh dòng vốn FDI tăng mạnh tại ASEAN.

Trang mạng Diễn đàn Đông á (EastAsiaforum) nhận định: "Với việc liên tiếp thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tầm quan trọng của Việt Nam đang ngày càng tăng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu".

Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong thu hút FDI - Ảnh 1.

Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 8,8% trong 9 tháng đầu năm và được kỳ vọng tăng trưởng trên 6% trong năm 2023 và 2024. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

"Việt Nam có mạng lưới FTA rộng khắp và toàn diện với các nước, cả song phương và đa phương, như CPTPP và RCEP. Điều đó đã thực sự mang lại cho các nhà sản xuất ở Việt Nam khả năng tiếp cận rất tốt để xuất khẩu sang các nước khác, ít rào cản thương mại và dễ dàng xuất khẩu. Ngoài ra, trụ cột khác của môi trường kinh doanh thuận lợi là ổn định chính trị, đảm bảo tính nhất quán và môi trường kinh doanh ổn định", ông Brian Lee Shun Rong, nhà nghiên cứu Kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Đầu tư Maybank, Singapore, đánh giá.

TrangBloombergcho biết: "Việt Nam là nước tiếp bước Indonesia, Nam Phi nhận được gói tài trợ ứng phó biến đổi khí hậu trị giá ít nhất 11 tỷ USD để đưa nền kinh tế thoát khỏi than đá, thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo, hỗ trợ phát triển kinh tế chuyển đổi xanh, bền vững hơn".

"Chúng tôi đồng hành với chính phủ Việt Nam trong thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động. Chẳng hạn như chuyển đổi năng lượng xanh, chúng tôi đang hợp tác với EVN, hỗ trợ đầu tư vào tái cơ cấu mạng lưới điện, sản xuất năng lượng tái tạo. Ngoài ra, chúng ta cần làm nhiều hơn nữa về chính sách công, chính sách ngành, để đưa Việt nam hướng tới phát thải ròng bằng 0, trở thành một quốc gia có mức thu nhập cao", ông Hervé Conan, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam, nhận định.

Trong báo cáo mới xuất bản, hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cũng đánh giá, dù đối mặt các bất ổn bên ngoài, nhưng nhờ môi trường trong nước thuận lợi, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 8,8% trong 9 tháng đầu năm và được kỳ vọng tăng trưởng trên 6% trong năm 2023 và 2024.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm