Xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19
Lâm Đồng: Cảnh báo tình trạng mạo danh người thân lãnh đạo can thiệp giải quyết công vụ / Sáng 14/9: Hơn 385.000 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh VGP/Minh Ngọc |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến "Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng", tổ chức sáng 14/9.
Tại Hội nghị, ông Hoàng Văn Vịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ cho biết, mặc dù trong điều kiện còn rất khó khăn, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương, tình hình phát triển kinh tế-xã hội 8 tháng của vùng Đồng bằng sông Hồng và trung du - miền núi Bắc Bộ đã đạt được những kết quả khả quan.
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng của 2 vùng đạt 406,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,25% số thu cả nước; kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 108,62 tỷ USD, chiếm trên 50% cả nước. Tổng vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 36,1% cả nước. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đạt 30.360 doanh nghiệp, chiếm 37,2% cả nước.
Một số địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang... đã kiểm soát tốt dịch bệnh, góp phần khôi phục đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng của 2 vùng đều cao hơn mức bình quân chung cả nước; trong đó, một số địa phương có tốc độ tăng trưởng nằm ở nhóm cao nhất cả nước như: Hòa Bình 16,1%, Vĩnh Phúc 14,21%, Hải Phòng 13,52%, Sơn La 10,67%, Hà Nam 10,41%, Bắc Giang 10,2%, Lai Châu 10,08%,...
Cần làm tốt liên kết vùng và quy hoạch vùng
Tổng vốn NSNN đã giao cho các địa phương trong vùng theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ là hơn 41.331 tỷ đồng. Số vốn các địa phương đã phân bổ chi tiết từng dự án và giao kế hoạch chiếm 70,45% kế hoạch, còn lại 29,55% chưa giao kế hoạch chi tiết đến từng dự án.
Hội nghị trực tuyến "Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng". Ảnh: VGP/Minh Ngọc |
Tại Hội nghị, các địa phương kiến nghị giải pháp, chia sẻ cách làm hay để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và triển khai kế hoạch đầu tư công trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, đặc biệt là việc giải ngân những tháng cuối năm 2021.
Liên quan đến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư công năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương chú trọng công tác dự báo, đánh giá, phân tích tình hình, bối cảnh “bình thường mới," nêu bật những vấn đề khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, giải đáp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ.
Bên cạnh đó, các địa phương cần làm rõ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến từng lĩnh vực tại địa phương như về quy hoạch, đầu tư công, khắc phục các tác động của dịch bệnh COVID-19, các vấn đề về doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh, an sinh xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết, cần đảm bảo có thể triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương và vùng.
“Các địa phương cần chú trọng đánh giá toàn diện, làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan và các giải pháp về vấn đề liên kết vùng và quy hoạch vùng. Bởi lẽ, nếu vấn đề này được làm tốt, các địa phương sẽ tận dụng được các tiềm năng, lợi thế sẵn có và hạn chế việc triệt tiêu động lực của các địa phương với nhau”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng