Tìm kiếm: vaccine-COVIVAC
Nếu COVID-19 cần tiêm nhắc lại hàng năm, việc tự chủ về vaccine là rất có lợi. Tuy nhiên với lộ trình như đang thực hiện, có lẽ nhà sản xuất và người dân vẫn tiếp tục phải chờ đợi.
Nhóm nghiên cứu vaccine COVIVAC đã hoàn thành thu thập thông tin an toàn đến 14 ngày sau tiêm liều 2 và lấy mẫu máu để đánh giá miễn dịch 14 ngày sau khi tiêm liều thứ 2.
Tại cuộc họp chiều 13/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã khẳng định thông điệp “Sẵn sàng vaccine, thuốc, sinh phẩm để trở lại bình thường mới”.
Chiều 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp về nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất thuốc, vaccine phòng COVID-19.
TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có ít nhất 1 vaccine được cấp phép khẩn cấp và triển khai tiêm trong nước từ đầu năm 2022.
Tại cuộc họp trực tuyến về rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng, chống COVID-19 tại Việt Nam, ngày 10/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị các nhóm nghiên cứu, nhà sản xuất và các đơn vị đẩy nhanh tiến độ sản xuất vaccine COVID-19 phát triển trong nước và vaccine nhận chuyển giao.
DNVN - Vaccine phòng chống COVID-19 NanoCovax vừa được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia, Bộ Y tế, họp thẩm định kết quả thử nghiệm giữa kỳ giai đoạn 3a. Kết quả cho thấy vaccine NanoCovax đạt yêu cầu về tính an toàn và tính sinh miễn dịch.
DNVN - Hiện Việt Nam có 4 cơ sở nghiên cứu vaccine phòng COVID-19 và 1 cơ sở nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 từ nước ngoài. Đến nay, đã có 3 loại vaccine đang thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam. Việt Nam đang thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ công nghệ sản xuất vaccine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, tất cả mọi cơ quan, mọi cá nhân có trách nhiệm phải quyết tâm, cố gắng, nỗ lực cao hơn nữa, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa vì mục tiêu có vaccine sản xuất trong nước sớm nhất. Nếu mọi việc suôn sẻ thì trong tháng 9 tới, Việt Nam có thể có vaccine sản xuất trong nước.
DNVN - 4 loại vaccine nổi bật sau đang được Việt Nam nghiên cứu, thử nghiệm và có nhiều kết quả khả quan, có thể sớm được cấp phép, sản xuất và đưa vào sử dụng.
Thủ tướng nhấn mạnh, nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước là một trong 3 nội dung chính của “chiến lược vaccine”.
Hiện nhóm nghiên cứu đang chờ kết quả phân tích an toàn của vaccine Covivac từ Thái Lan và kết quả xét nghiệm miễn dịch từ Canada, sau đó trình báo cáo nghiệm thu giữa kỳ, rồi mới tiến hành làm giai đoạn 2.
Trong giai đoạn 2, dự kiến từ 1/7 tới, các tình nguyện viên ở huyện Vũ Thư, Thái Bình sẽ được tiêm thử vaccine COVIVAC.
DNVN - Ngày 12/6, Bộ Y tế cho biết đang nghiên cứu chuyển giao, sản xuất vaccine Covid-19 chỉ cần một liều tiêm theo công nghệ Mỹ, có khả năng bảo vệ cao.
DNVN - Để có thêm nguồn cung ứng vaccine phòng COVID-19 cho người dân Việt Nam, sớm chủ động đẩy lùi dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến khích tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác trên thế giới có khả năng cung cấp vaccine cho Việt Nam để nhập khẩu vaccine về sử dụng trong nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo