Tin tức - Sự kiện

20/11 của giáo viên vùng sạt lở: "Học sinh đến trường là niềm vui lớn, hơn cả những món quà"

Tại huyện Phước Sơn (Quảng Nam), nhiều trường học bị sập, nơi ở bị cuốn trôi do mưa lũ thế nhưng các giáo viên vẫn nỗ lực giúp hàng ngàn học sinh quay trở lại trường.

RCEP - Bước nhảy vọt hướng tới Thế kỷ châu Á / Nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ở Việt Nam gia tăng

Lúc này, ở những vùng sâu vùng xa, vùng ảnh hưởng bởi mưa lũ, sạt lở vừa qua thì con đường đến trường của thầy trò vẫn còn lắm chông gai. Ngày 20/11 vẫn còn bộn bề lo lắng vì thiếu thốn cơ sở vật chất, sách vở nhưng không vì thế, con đường "gieo chữ" ở các bản làng vùng cao bị cản trở.

Niềm vui của các giáo viên là thấy học sinh đến trường sau những ngày ảnh hưởng bởi thiên tai.

Sân trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở Phước Kim vẫn ngổn ngang. Tiếng ê a đọc bài của con trẻ như xua đi không khí ảm đạm sau họa thiên tai, sạt lở. Công tác gần 10 năm tại miền núi, chưa bao giờ cô giáo Hồ Thị Mơ lại vui như lúc này bởi với hàng chục hộ gia đình bị cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, thì việc trở lại trường với con em họ là ngoài sự mong đợi.

"Các em đến trường đó là một niềm vui rất lớn, hơn cả những món quà, đó là niềm động lực để chúng tôi cố gắng nhiều hơn trong thời gian tới, để cung cấp kiến thức đầy đủ nhất cho học sinh" - cô Mơ chia sẻ.

20/11 của giáo viên vùng sạt lở: Học sinh đến trường là niềm vui lớn, hơn cả những món quà - Ảnh 2.

Nhiều điểm trường bị hư hỏng do mưa lũ, sạt lở đất.

Niềm vui không trọn vẹn như cô Mơ, nhiều giáo viên vùng cao Phước Thành, Phước Lộc vẫn chưa thể quay trở lại giảng dạy. Trường nguy cơ đổ sập, khu ở giáo viên không còn, toàn bộ tư trang, giáo án đều bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.

Hôm nay là ngày 20/11, thay vì dự lễ kỷ niệm, mít ting, các thầy cô giáo vượt rừng, vào từng nhà, gặp từng phụ huynh để nắm tình hình khó khăn sau bão lũ, động viên các em ra lớp. Công tác tại vùng cao, họ hiểu và chia sẻ với khó khăn của đồng bào nhất là trong thiên tai, lũ dữ. Để rồi, học sinh coi thầy cô như cha mẹ, còn bà con coi họ là những người con của làng.

 

Nhành hoa lan do học sinh mang đến đặt trước phòng tập thể đó là niềm vui hiếm hoi của nhiều giáo viên vùng cao trong ngày hôm nay. Cuộc sống sau thiên tai, lũ dữ dẫu khó khăn, thiếu thốn, song nhiều thầy cô giáo vẫn cặm cụi bên trang giáo án. Trang sách mở ra như mở thêm niềm tin yêu cho nhiều học sinh vùng cao yên tâm đến trường.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm