Bạc Liêu gìn giữ, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa
Ngày 10/12: Có 14.819 ca mắc COVID-19, Bến Tre, Bạc Liêu và Hải Phòng tăng hàng trăm ca / Bạc Liêu: Sẽ cưỡng chế khu sinh thái “mọc” trên đất đê điều
Tối ngày 27/11, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 với chủ đề “Bạc Liêu - Hội tụ tinh hoa di sản và khát vọng phát triển”.
Ngày hội được tổ chức trong 3 ngày (27 đến 29/11) và một số nội dung diễn ra trước ngày khai mạc với 14 hoạt động đa dạng, phong phú, quy mô khá lớn, có sự góp mặt của hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của 25 tỉnh, thành phố trên cả nước, dự kiến sẽ thu hút hơn 20 ngàn lượt du khách tham quan.
Tiết mục biểu diễn khai mạc "Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022".
Thông qua các hoạt động của Ngày hội lần này, Bạc Liêu mong muốn giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc về văn hóa, du lịch của mình đến với bạn bè trong nước và quốc tế; tạo điều kiện cho việc hợp tác trong lĩnh vực văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch, tăng cường kết nối tua, tuyến, thu hút du khách.
Đồng thời, đây còn là cơ hội để tỉnh Bạc Liêu kết nối với các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức ký kết, hợp tác xúc tiến đầu tư - thương mại, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Điểm nổi bật của Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2022 là sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa với du lịch, trong đó, vừa tôn vinh giá trị bản Dạ cổ hoài lang do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác cách đây hơn 100 năm, vừa bảo tồn và lan tỏa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Phát biểu khai mạc Ngày hội, ông Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu chia sẻ: Bạc Liêu là tỉnh ven biển thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, gần cực Nam của Tổ quốc, là vùng đất giàu tiềm năng, nơi hội tụ của 3 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Bạc Liêu được biết đến là một trong những địa danh gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, nơi Nhạc sĩ Cao Văn Lầu để lại bài Dạ cổ hoài lang bất hủ cho quê hương Bạc Liêu và nhân loại.
Theo ông Hùng, Bạc Liêu còn nổi tiếng một thời là vùng đất trù phú, gắn liền với các giai thoại của Công tử Bạc Liêu “hào sảng”, đậm chất nghĩa tình Nam bộ, gắn với hình ảnh ngôi “Nhà lớn” của Đại điền chủ Trần Trinh Trạch cũng được hình thành cách đây hơn 100 năm đã từng nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh và đặc biệt là với truyền thống cách mạng hào hùng “2 lần giành được chính quyền mà không nổ súng”.
“Bên cạnh phát triển kinh tế, Bạc Liêu cũng rất quan tâm gìn giữ, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, đồng thời tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhà, kết hợp hài hòa trong phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng đã được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước xác định”, ông Hùng khẳng định.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ khai mạc.
Tại buổi lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: Bạc Liêu được biết đến là một trong những cái nôi của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ, quê hương bản Dạ cổ hoài lang của cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu “bất hủ” đặt nền móng cho sự phát triển của loại hình âm nhạc “vọng cổ” và nghệ thuật sân khấu cải lương.
Năm 2014, cũng tại đây chúng ta đã vinh dự đón Bằng của UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ của cộng đồng quốc tế đối với loại hình nghệ thuật độc đáo này.
Đây không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam Bộ, của người Việt Nam mà còn là trách nhiệm của chúng ta cùng góp phần giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng văn hóa thế giới. Đây cùng là minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hoá truyền thống Việt Nam trong dòng chảy văn minh nhân loại và là điều kiện thuận lợi thêm để bạn bè quốc tế hiểu hơn về một vùng Đất không chỉ anh dũng, kiên cường, bất khuất mà cũng rất đỗi hiền hòa, yêu cái đẹp và sâu nặng nghĩa tình.
“Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, mang đậm bản sắc văn hóa, dân tộc, là hoạt động thiết thực thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra cách đây tròn 1 năm, hướng đến mục tiêu bảo tồn và phát huy tốt hơn các giá trị các di sản văn hoá, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo thêm cơ sở và động lực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh