Bảo tàng hơn 100 năm tuổi ở Đà Nẵng được xếp hạng Di tích lịch sử
Sân bay quốc tế Đà Nẵng đảm bảo phục vụ khách chu đáo, an toàn phòng chống dịch trong dịp Tết / Chính phủ chỉ đạo về chủ trương đầu tư dự án Bến cảng Liên Chiểu tại Đà Nẵng
Chủ tịch UBND TP Lê Trung Chinh vừa ký Quyết định số 63/QĐ-UBND (ngày 11/01/2021) xếp hạng Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng,tại số 2, đường 2 tháng 9, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng là Di tích lịch sử cấp TP.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng nhìn từ trên cao.
Đây cũng là bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam trưng bày các tác phẩm điêu khắc của vương triều Champa, là sự kết hợp thành công giữa phong cách tân cổ điển Pháp và kiến trúc Chăm. Đồng thời, cùng với các công trình kiến trúc Pháp trên trục đường Bạch Đằng - Trần Phú, công trình này đã góp phần tạo nên bộ mặt kiến trúc đặc sắc cho trung tâm đô thị Đà Nẵng.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm ra đời trong bối cảnh Việt Nam nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp và TP Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp sau Đạo dụ năm Mậu Tý (03/10/1888). Trong kháng chiến chống Pháp, địa điểm này là nơi diễn ra trận đánh ác liệt giữa lực lượng vũ trang địa phương với thực dân Pháp trong buổi đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Sự ra đời của Bảo tàng điêu khắc Chăm đánh dấu bước định hình và phát triển của một ngành khoa học non trẻ của Việt Nam lúc bấy giờ - ngành khảo cổ học. Từ đó đến nay, qua hơn 100 năm, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là một phần không thể thiếu của lịch sử TP Đà Nẵng và như một dấu ấn lịch sử thể hiện mối quan hệ giao lưu văn hóa Việt - Pháp, văn hóa phương Đông - phương Tây diễn ra trên vùng đất miền Trung của đất nước.
Theo Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Hồ Tấn Tuấn, với những giá trị to lớn đó, bảo tàng này đã được Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định công nhận là Di tích lịch sử cấp TP. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật quý báu mà bảo tàng này đang lưu giữ qua bộ sưu tập nghệ thuật điêu khắc Champa đặc sắc, cũng như tính độc đáo trong kiến trúc - nghệ thuật của công trình tòa nhà bảo tàng.
Đồng thời đây cũng là minh chứng cho thành quả tốt đẹp mà bao thế hệ lãnh đạo và người dân TP Đà Nẵng đã cùng chung tay xây dựng và bảo tồn di tích qua hơn 100 năm, để đến ngày nay được công chúng trong và ngoài nước ghi nhận là hòn Ngọc văn hóa của TP Đà Nẵng.
“Việc được công nhận là Di tích lịch sử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trong việc quản lý, bảo tồn di tích theo luật Di sản Văn hóa, cũng như thu hút thêm khách đến tham quan, tích cực đóng góp vào các chương trình quảng bá văn hóa và kích cầu du lịch trên địa bàn TP trong thời gian đến!” – ông Hồ Tấn Tuấn nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hà Nội là địa phương dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024
Rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm
Ngành dệt may trước kỷ nguyên mới - Bài cuối: Thích ứng, vượt thách thức
Trao Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII
Thủ tướng Chính phủ: Đà Nẵng nghiên cứu, sớm triển khai hoạt động lấn biển
Từ 1/1/2025 chính thức đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe, ai cũng phải biết kẻo bị phạt tiền