Bộ GD&ĐT nói gì về thời điểm áp dụng chương trình sách giáo khoa mới?
Bộ GDĐT giải trình về sách giáo khoa, sách VNEN, tài liệu Công nghệ Giáo dục / Bộ GD&ĐT giải thích về chỉ thị 'không viết vào sách giáo khoa'
"Người Phát ngôn Chính phủ có nói tại phiên họp vừa rồi, Chính phủ có lắng nghe, xem xét báo cáo của Bộ GD&ĐT về thời điểm áp dụng chương trình sách giáo khoa mới. Vậy xin cho biết cụ thể quyết định của Chính phủ như thế nào?".
"Liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Chính phủ đã lắng nghe Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo. Vậy xin cho biết định hướng của kỳ thi năm tới sẽ ra sao để khắc phục những bất cập của kỳ thi năm vừa rồi?".
Đây là 2 câu hỏi PV Báo điện tử VnExpress đặt ra với đại diện Bộ GD&ĐT trong cuộc họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ vào chiều qua.
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, về thời gian thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, Chính phủ kết luận sẽ thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị quyết 51 ban hành ngày 21/11/2017.
Cuộc họp báo thường kỳ của Văn phòng Chính phủ diễn ra vào chiều 3/11. (Ảnh: TTXVN)
"Theo lộ trình này, nghị quyết ghi rõ, thời gian thực hiện chương trình mới chậm nhất là vào năm 2020 - 2021 với lớp đầu tiên của cấp tiểu học; năm 2021 - 2022 với lớp đầu tiên của cấp THCS; năm 2022 - 2023 với lớp đầu tiên của cấp THPT. Chỉ đạo của Chính phủ rất rõ là Bộ thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị quyết 51", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.
Về Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giáo dục & Đào tạo khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn đọng của kỳ thi các năm 2017, 2018, thực hiện tốt kỳ thi năm 2019 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh và đánh giá năng lực học tập của học sinh sau 12 học phổ thông và có độ phân hóa phù hợp, làm cơ sở xét tuyển đại học.
"Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong cuộc họp Quốc hội cũng đã đưa ra 3 nhóm giải pháp để khắc phục: Một là làm tốt ngân hàng đề thi để vừa đánh giá được tốt nghiệp, vừa xét tuyển được đại học. Thứ hai là bảo đảm tính bảo mật để học sinh có một kỳ thi tốt hơn và thứ ba là giải pháp về kỹ thuật trong công tác coi thi, chấm thi bảo đảm an toàn", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.
Đây là thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Đề cập về các vấn đề nói trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết phải khẳng định đây là thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Ảnh: TTXVN)
"Vấn đề đổi mới kỳ thi, đổi mới ra đề thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Liên quan đến kỳ thi, Thủ tướng đã kết luận là yêu cầu thực hiện đúng Nghị quyết số 29 của Trung ương ban hành ngày 4/11/2013, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Còn riêng vấn đề sách giáo khoa, yêu cầu phải thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết số 51 của Quốc hội ban hành ngày 21/11/2017. Trong nghị quyết ghi rõ lộ trình năm 2020 - 2021 bắt đầu thực hiện đổi sách giáo khoa tiểu học, chậm nhất là năm 2021 với lớp đầu cấp tiểu học; năm 2021 - 2022 với lớp đầu của THCS; năm 2022 - 2023 lớp đầu của THPT", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024