Bỏ khung giá đất: Bước đột phá trong sửa đổi Luật Đất đai
Bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản sông Hậu / Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ sân bay Đà Nẵng khai thác hiệu quả đất sạch đã xử lý dioxin
Trong đó, một nội dung lớn đang được tranh luận sôi nổi là về vấn đề xác định giá đất theo thị trường.
Bỏ khung giá đất, xác định theo giá thị trường
Theo tờThời báo Tài chính, khi bỏ khung giá đất, giá tài sản có thể cao hơn nhưng là giá trị thực, không phải là giá ảo. Về phía Nhà nước, khi giá đất địa phương ban hành bám sát với giá thị trường sẽ không còn hiện tượng hai loại giá, từ đó hạn chế được cơ bản vấn đề kê khai giá thấp để giảm số thuế phải nộp xuống, tránh tình trạng thất thu ngân sách…
Vấn đề quan trọng nhất là định nghĩa thế nào là giá thị trường? Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, giá đất theo giá thị trường chính là sự ước lượng giá trị được trao đổi trên thị trường thông qua các hợp đồng chuyển nhượng. Giá đất theo giá thị trường sẽ được tính theo ngày, theo tuần, theo tháng chứ không phải tính theo 5 năm một lần như hiện nay. Giá bất động sản sẽ được điều chỉnh bằng quy luật cung cầu. Giá cao không có người mua thì giá nhà đất phải xuống và xu hướng xuống sẽ là nhiều.
Khi bỏ khung giá đất, giá tài sản có thể cao hơn nhưng là giá trị thực, không phải là giá ảo. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Nếu việc bỏ khung giá đất được xem là bước đột phá trong sửa đổi Luật Đất đai lần này, nhiều chuyên gia cho rằng, dự thảo luật đã thể hiện khá rõ các quy định liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng theo hướng đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Đảm bảo quyền lợi của dân khi quy hoạch công trình công cộng
Dẫn chứng câu chuyện đất nông nghiệp của người dân bị quy hoạch công trình công cộng và chỉ được đền bù theo mức giá đất nông nghiệp, trong khi đó cách vị trí nhà, đất của họ không xa, người dân có nhà, đất may mắn được quy hoạch là khu dân cư thì giá trị nhà, đất được tăng lên rất nhiều lần. BáoSài gòn giải phóngbình luận: "Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần hướng tới việc đảm bảo quyền lợi của dân khi quy hoạch công trình công cộng".
TờGiao thôngcho rằng, vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đang là vướng mắc lớn nhất hiện nay của Luật Đất đai 2013. Vì vậy, các quy định nhằm đảm bảo sinh kế bền vững và tốt hơn cho người có đất bị thu hồi cũng sẽ khắc phục tình trạng khiếu kiện, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư… Trong đó, điểm đáng chú ý ở dự thảo lần này là quy định việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất.
Tại hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đầu tuần này, các ý kiến đã tập trung thảo luận về vấn đề thu hồi đất, bồi thường, tái định cư.
Trường hợp nào nhà nước thực hiện thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; trường hợp nào nên thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất); nguyên tắc, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư như thế nào cho thỏa đáng để người dân đồng thuận, giảm tình trạng khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, tờ Đại biểu nhân dân thông tin.
Tư nhân tài trợ lập quy hoạch dẫn đến hậu quả gì?
Bài viết "Tư nhân tài trợ lập quy hoạch dẫn đến hậu quả gì?" trên tờThời báo kinh tế Sài Gònđã cho thấy một thực tế đang khá phổ biến ở nhiều địa phương. Đó là khi quy hoạch trở thành cuộc chơi do tư nhân thao túng, nó sẽ không còn hướng đến sự hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan hay đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, thay vào đó sẽ là lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Nhiều cộng đồng dân cư là người sử dụng đất sẽ phải gánh chịu các hậu quả của quy hoạch treo hoặc bị thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo quy hoạch. Tuy nhiên, tác động đáng quan ngại nhất chính là sự biến đổi theo hướng tinh vi hóa mối quan hệ móc ngoặc giữa cơ quan chính quyền và tư nhân (còn được gọi là chủ nghĩa tư bản thân hữu) làm phân hóa tiêu cực hóa cả nhân sự và sự vận hành của bộ máy nhà nước.
Qua thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai cho thấy, những hành vi vi phạm quy định quản lý, sử dụng đất đai ngày càng có biểu hiện tinh vi, tính chất phức tạp, mức độ ảnh hưởng tiêu cực và thiệt hại tài sản nhà nước rất lớn.
Tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm quản lý, sử dụng đất đai
Mới nhất là sai phạm trong quản lý 145 ha đất và 43 ha "đất vàng" tại trung tâm tỉnh Bình Dương, gây thiệt hại tài sản nhà nước khoảng 6.590 tỷ đồng. Tương tự, những sai phạm về quản lý đất đai tại các Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Thuận... khiến nhiều tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên đã bị thi hành kỷ luật và xử lý hình sự.
BáoNhân dâncho rằng, để tăng cường kiểm soát quyền lực gắn với xử lý nghiêm minh những vi phạm liên quan đến đất đai cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực gắn với đất đai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh