Tin tức - Sự kiện

Bổ sung ngày nghỉ lễ 27/7: 15/16 ý kiến ĐBQH không nhất trí, Chính phủ rút đề xuất

DNVN - Thống kê của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho thấy, tại buổi thảo luận về Dự thảo Bộ Luật Lao động vào chiều 12/6, 15/16 ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) không nhất trí lấy 27/7 làm ngày nghỉ lễ chung của cả nước theo tờ trình của Chính phủ.

Thanh Hóa: Đình chỉ công tác Thiếu úy công an lái xe tông chết 2 phụ nữ / Kỷ luật 5 cán bộ hải quan nhận tiền “làm luật”

ĐB Cao Đình Thưởng (đoàn Phú Thọ) cho rằng, ngày 27/7 là ngày lễ, tri ân các anh hùng liệt sĩ và người có công đã được chúng ta thực hiện thường xuyên trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đại biểu này cho rằng cần cân nhắc kỹ nếu lấy ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ "bởi vì nó là tình cảm, niềm tin của người này thì có thể sẽ là nỗi bất hạnh của người khác, sẽ động chạm đến lòng cảm xúc và lòng trắc ẩn của rất nhiều người”.
"Nếu nghỉ 27/7 để tổ chức các hoạt động tri ân trong bối cảnh ấy thì có nên không, có tác động gì đến tư tưởng, tình cảm của người dân và khối đại đoàn kết dân tộc hay không", ông Cao Đình Thưởng băn khoăn.
Đại biểu Cao Đình Thưởng, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tranh luận. (Ảnh: VPQH)

Đại biểu Cao Đình Thưởng, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ tranh luận. (Ảnh: VPQH)

Cũng theo đại biểu này, nếu đổi tên thành ngày tri ân chung chung, không rõ đối tượng thì dễ bị tri ân sai đối tượng, nhạt nhòa, không sâu sắc, dễ bị người xấu lợi dụng. Do đó, ông đề nghị giữ nguyên tên của ngày này như cũ, không để “ngày tri ân” chung chung".
Cùng chung quan điểm, Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) phát biểu, đề xuất ngày 27/7 là ngày tri ân nghe qua có vẻ rất hay nhưng nghĩ lại thì không ổn.Nếu đổi tên ngày tri ân chung chung, không lập đối tượng thì sẽ ảnh hưởng đến việc tri ân cụ thể, thiết thực đối với các thương binh liệt sĩ. Việc này dễ dẫn đến tri ân sai đối tượng, kể cả gọi là tri ân người có công cũng chưa ổn.
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (đoàn Bình Thuận) cũng không nhất trí xem đây là ngày nghỉ, thậm chí theo bà trong ngày này, mọi người cần làm việc gấp 2-3 lần để đền đáp sự hy sinh của anh hùng liệt sĩ, thay vì nghỉ ngơi. Hơn nữa, lý do “tri ân” là thiếu thuyết phục, bởi việc tri ân phải làm thường xuyên trong cả năm.
Không nhất trí lấy ngày 27/7 là ngày nghỉ, tri ân, Đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Hải Dương) cho biết, ngày 27/7 là ngày rất thiêng liêng, ngày uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa. Chính vậy nên ta thường nhắc nhau rằng biến đau thương hành động có ý nghĩa. Theo đại biểu Vũ Trọng Kim, không nên nhắc lại đau thương ở những người, gia đình có người thân mất mát trong chiến tranh.
Nhiều đại biểu khác cũng bày tỏ quan điểm không nhất trí với đề xuất bổ sung ngày 27/7 là ngày nghỉ lễ trong năm. Thay vào đó, một số đại biểu đề xuất lấy ngày 01/6, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hay Ngày Vu lan báo hiếu là ngày nghỉ.
Theo Thống kê của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, 15/16 ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) không nhất trí lấy 27/7 làm ngày nghỉ lễ chung của cả nước theo tờ trình của Chính phủ. Trong số 16 ý kiến, chỉ có Đại biểu Cầm Thị Mẫn (đoàn Thanh Hoá) cho rằng phương án nghỉ lễ ngày 27/7 hàng năm là hợp lý để người lao động có thêm 1 ngày nghỉ thực hiện các hoạt động thiết thực, tri ân những người có công với đất nước.
Trước ý kiến của các ĐBQH, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, trong dự thảo đề cập nêu rõ vấn đề ý nghĩa, tính nhân văn. Tuy vậy, qua ý kiến phát biểu của các ĐB hôm nay, Chính phủ tiếp thu, lắng nghe và xin Quốc hội chính thức rút nội dung này.
Minh Thu (Tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm