Bộ trưởng Bộ Y tế: Vài ngày tới, TP Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức cao
TP Hồ Chí Minh sẵn sàng cho việc ứng phó khi có 20.000 ca mắc COVID-19 / Bác bỏ thông tin COVID-19 là vi khuẩn bị nhiễm phóng xạ gây chết người
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình dịch bệnh (Ảnh: TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 34.582 ca, trong đó có 33.909 ca trong nước (98%), 7.547 người đã khỏi bệnh (22%), 100 ca tử vong. Có 11 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát.
Trong tuần, cả nước ghi nhận thêm 8.187 ca mắc mới tại 34 tỉnh, thành phố. Các tỉnh có số mắc tăng cao so với tuần trước: TP Hồ Chí Minh (tăng 6.338 ca), Bình Dương (458), Tiền Giang (280), Đồng Nai (222), Đồng Tháp (161), Long An (129), Khánh Hòa (117), Vĩnh Long (114).
Nhận định tình hình, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết dịch bệnh trên thế giới đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực; đã xuất hiện các biến chủng mới được cảnh báo nguy hiểm hơn; nguy cơ bùng phát dịch là hiện hữu, kể cả tại các quốc gia đã đạt được độ bao phủ tiêm chủng cao. Trong nước, dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đợt dịch này với biến chủng Delta có khả năng lây lan rất nhanh, đã được ghi nhận tại 58/63 tỉnh, thành phố.
TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Nam đang có diễn biến phức tạp với số ca mắc liên tục gia tăng. Do dịch bệnh đã lây lan rộng trên địa bàn, nhiều ổ dịch xảy ra tại các khu chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư đông người nên trong vài ngày tới, tại TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao, trước khi ổn định và từng bước kiểm soát tình hình khi hết thời gian thực hiện theo nguyên tắc Chỉ thị 16.
Các tỉnh, thành phố khác tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh và các địa phương thuộc khu vực phía Nam (Bình Dương, Long An, Đồng Nai…) cũng tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc mới.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định: Trong vài ngày tới, tại TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao, trước khi ổn định và từng bước kiểm soát tình hình khi hết thời gian thực hiện theo nguyên tắc Chỉ thị 16.
Các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung, miền Bắc (từ tỉnh Phú Yên trở ra) số ca mắc mới trong tuần hầu hết giảm so với tuần trước đó. Tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh bùng phát là hiện hữu do người trở về địa phương có lịch sử đi lại, trở về từ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, cần thực hiện nghiêm các biện pháp giám sát, theo dõi và khai báo y tế.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương tiếp tục tập trung lực lượng để hỗ trợ dập dịch nhanh nhất, sớm nhất tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Bộ Y tế điều động lực lượng cán bộ y tế, tình nguyện viên (khoảng 10.000 người), với 24 đoàn hỗ trợ các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh để khẩn trương triển khai các biện pháp chống dịch.
Bộ đã ban hành hướng dẫn giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó giảm thời gian cách ly y tế từ 21 ngày xuống 14 ngày cho các đối tượng F1 và người nhập cảnh; hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch COVID-19 cho đối tượng F1.
Trước diễn biến rất phức tạp của đại dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh trọng điểm phía Nam có đông dân cư, có khu công nghiệp tập trung, sáng nay (15/7), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với 27 địa phương, khu vực phía Nam để đánh giá sát tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đưa ra những giải pháp mạnh hơn, hiệu quả hơn trong công tác phòng chống dịch. Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận trên tinh thần đi thẳng vào vấn đề, đánh giá sát tình hình dịch hiện nay và dự báo tình hình trong thời gian sắp tới; chỉ ra kết quả, hạn chế trong quá trình thực hiện chống dịch vừa qua và nguyên nhân của những kết quả, hạn chế này, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm tốt để nhân rộng, phổ biến.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương nêu lên những đề xuất, kiến nghị cụ thể để các bộ ngành xem xét, xử lý; thảo luận các nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, nhất là về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; sự phối hợp giữa các ngành, địa phương để phòng, chống dịch hiệu quả hơn, tránh trùng lặp nhưng cũng tránh bỏ sót. Trên tinh thần bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh ưu tiên số 1 tại các địa phương lúc này là phải tập trung cho việc kiểm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh