Tin tức - Sự kiện

Bộ Y tế ở đâu trong nỗi đau của bệnh nhi?

(DNVN)- Bộ Y tế chưa ban hành hết các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cho tất cả các bệnh lý ở trẻ em. Nhiều loại thuốc đã được thế giới hướng dẫn điều trị chuẩn nên nhiều bệnh viện đã cập nhật vào phác đồ điều trị để kịp chữa cho người bệnh, nhưng mang nỗi lo là, các loại thuốc này lại "bị cấm" thanh toán bảo hiểm, khi không có thuốc khác thay thế.

Khung lãi suất ưu đãi cho vay mua, thuê nhà ở xã hội / Lào Cai phát hiện hàng loạt trường hợp tài xế "dính" ma túy

Đó là chia sẻ của PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM).

Theo Phunuonline: Thuốc Mycophenolate, thuốc Tacrolimus (cùng trị bệnh hội chứng thận hư, Lupus đỏ hệ thống); thuốc chích Octreotid được sử dụng trong hạ đường huyết kéo dài, hạ đường huyết do cường insulin. Nhưng khó khăn là các loại bệnh không có trongtờ hướng dẫn sử dụng thuốckèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được bộ cấp phép nên các bệnh viện sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán bảo hiểm y tế.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


TS.BS Hoàng Thị Diễm Thúy – Trưởng khoa Thận Máu Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2 – cho biết, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM đang điều trị ngoại trú cho 400 – 500 trẻ bị hội chứng thận hư thì hết 40% trường hợp phải dùng thuốc chứa hoạt chất Mycophenolate.

Trong hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế thì thuốc Mycophenolate chỉ dùng cho các trường hợp ghép thận. Tuy nhiên, loại thuốc này lại rất hiệu quả cho các trường hợp bị hội chứng thận hư, bệnh Lupus đỏ hệ thống, bệnh Henoch Schonlein có biến chứng viêm thận.

Thuốc Mycophenolate đã được thế giới đưa vào phác đồ hướng dẫn điều trị (tháng 6/2016) với các chứng cứ y học rất hiệu quả. Nếu hiệu quả điều trị của thuốc có 4 mức độ thì loại thuốc này dùng cho hội chứng thận hư, lupus ban đỏ đạt ở mức độ 1.

Do đó, nếu Bộ Y tế quyết định không thanh toán bảo hiểm y tế với loại thuốc này từ ngày 1/1/2019, thì nhiều trẻ có nguy cơ bỏ thuốc bởi mỗi viên thuốc Mycophenolate có giá từ 20.000 – 30.000 đồng, mỗi ngày bệnh nhi phải uống từ 6-8 viên và uống ít nhất liên tục trong 3 năm.Nếu bỏ thuốc trẻ tử vong nhanh chóng.

Tương tự, với trẻ bị hạ đường huyết phải chích Octreotid 1 lọ/ngày với giá 200.000 – 300.000 đồng. Trẻ phải chích mỗi ngày và kéo dài ít nhất 3 năm. Nếu không có thuốc, trẻ bị co giật di chứng não.

 

Bác sĩ Huỳnh Minh Thu – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, trước đây bảo hiểm xã hội cũng từng ngưng thanh toán các thuốc này và sau đó bệnh viện và bảo hiểm đã giải quyết xong. Nếu bảo hiểm xã hội tiếp tục không thanh toán thì các bệnh viện sẽ mời Sở Y tế tham dự để cùng tháo gỡ.

Thông tin trên, theo ghi nhận của Doanh nghiệp Việt Nam, không ít bác sĩ trăn trở, khi kê thuốc cho bệnh nhân bác sĩ băn khoăn khi quyết định thuốc gì, nhất là đối với bệnh nhân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Kê thuốc điều trị có hiệu quả thì cũng lo bệnh nhân thắc mắc, sao không kê thuốc nằm trong danh mục bảo hiểm? Có hay không chuyện bác sĩ bắt tay với hãng thuốc để hưởng hoa hồng?

Thay vì Bảo hiểm y tế phải tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ để cập nhập kịp thời danh mục thuốc bảo hiểm y tế, thì ngược lại, bác sĩ khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân lại phải "ngó chừng" danh mục thuốc để kê đơn.

Người bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế vẫn thiệt đơn thiệt kép, khi Bộ Y tế chưa ban hành hết các hướng dẫn, chuẩn đoán, điều trị để người bệnh được sử dụng các loại thuốc có hiệu quả, Bảo hiểm y tế lại cho mình được quyền "chỉ định" thuốc thay bác sĩ điều trị?

Hà Vân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm