Bứt phá để hoàn thành 4 mục tiêu lớn về tài nguyên-môi trường
Phú Yên: Hàng trăm ngư dân vui đón Tết trên biển / Rác phủ kín bờ hồ Hoàn Kiếm sau màn bắn pháo hoa đón năm mới
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP/Trần Văn |
Đây là thông điệp và cũng là những băn khoăn, trăn trở của Bộ trưởng Trần Hồng Hà về cải cách thủ tục hành chính, ứng phó với biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm rác thải nhựa và những kế hoạch, dự định của ngành trong năm Kỷ Hợi.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Năm 2018 ngành đã tập trung để giải quyết các vấn đề, tồn tại thách thức từ trước. Điểm nhấn rõ nét nhất là những chuyển biến lớn từ bị động sang chủ động kiểm soát, phòng ngừa không để phát sinh các sự cố, điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Đây là năm của cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 136/2018/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực TN&MT. Nghị định này đã sửa đổi 11 nghị định có liên quan thuộc 6 lĩnh vực: đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và đo đạc bản đồ.
Chính phủ đã bãi bỏ, sửa đổi 102/163 điều kiện đầu tư kinh doanh (chiếm 62,6% tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực TN&MT), trong đó bãi bỏ 77 điều kiện; sửa đổi 25 điều kiện; đồng thời bãi bỏ, đơn giản hóa 9 thủ tục hành chính có liên quan,
Trrước nguy cơ lớn do biến đổi khí hậu (BĐKH), phát triển nội tại cũng như các tác động từ thượng nguồn đối với vùng ĐBSCL, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành tổ chức triển khai Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Đây là mô hình điểm để nhân rộng ra các vùng trên cả nước thời gian tới.
Công tác quản lý, sử dụng đất đai có sự chuyển biến rất rõ nét. Một vấn đề gây bức xúc cho dư luận trong thời gian trước đây đó là lãng phí đất đai, chậm đưa đất vào sử dụng thì năm nay đã được giải quyết tốt.
Một điểm nhấn nữa của năm 2018 là sự vào cuộc tích cực và nhiều đóng góp của các địa phương trên cả nước trong công tác quản lý, điều hành liên quan đến lĩnh vực TN&MT, đặc biệt về lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản...
Năm 2018, Bộ TN&MT đã phát động phong trào chống rác thải nhựa được cộng đồng hưởng ứn, quan tâm và đồng thuận cao. Cho đến thời điểm này cuộc chiến rác thải nhựa đã đạt được những thành công như thế nào? Bước tiếp theo trong năm 2019 sẽ thực hiện các giải pháp gì để phong trào này thành hành động, thói quen của từng cá nhân và cả cộng đồng?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đến nay, có thể khẳng định Việt Nam là một trong các nước thể hiện thái độ quyết liệt đối với cuộc chiến chống rác thải nhựa đại dương. Cùng với các quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam đang nỗ lực ứng phó với thách thức về rác thải nhựa đại dương. Trong các cuộc họp tại Indonesia và Thái Lan năm 2017, tại Singapore năm 2018, các sáng kiến và hành động về hợp tác khu vực đã được các nước thành viên ASEAN đề xuất và thúc đẩy.
Tôi cho rằng, để hợp tác toàn cầu hành động vì rác thải nhựa (GPAP) hỗ trợ những sáng kiến ASEAN trong việc giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa biển cần có sự chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm. Đồng thời,cùng nhau huy động các quỹ cho các hoạt động chung. Cuối cùng là,khuyến khích xây dựng nền kinh tế tuần hoàn bằng việc tăng cường năng lực của khu vực công và tư nhân để quản lý tốt hơn rác thải nhựa...
Đặc biệt, Bộ cũng đề xuất xây dựng một Trung tâm nghiên cứu quốc tế tại Việt Nam. Trung tâm này sẽ được coi là một diễn đàn khu vực để cùng chia sẻ kiến thức và thông tin liên quan đến rác thải nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa; xây dựng công cụ và chính sách mới liên quan đến rác thải nhựa; đồng thời, sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức cho nhà sản xuất và người tiêu dùng để áp dụng tốt hơn 3R; nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc ngăn chặn ô nhiễm rác thải biển…
Như vậy, cuộc chiến chống rác thải nhựa cần được xuất phát từ những công việc rất cụ thể và cần nhất sự tham gia đồng lòng của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Có thể nói, trong năm 2018, cải cách thủ tục hành chính là một điểm nhấn rõ nét trong công tác chỉ đạo điều hành, được Bộ TN&MT chú trọng thực hiện nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là đối với 2 lĩnh vực phức tạp là đất đai và khoáng sản, Bộ trưởng nghĩ sao về nhận định này?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TN&MT đã tổ chức rà soát và đề xuất Chính phủ ban hành 1 nghị định để sửa đổi 11 nghị định có liên quan.
Với việc cắt giảm hơn 60% các điều kiện đầu tư kinh doanh lĩnh vực TN&MT đã góp phần vào tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và thời gian
Năm 2019, Bộ TN&MT đã sẵn sàng xây dựng các thủ tục hành chính cấp độ 3 đến cấp độ 4, ứng dụng công nghệ thông tin để giảm các thủ tục không cần thiết cho người dân và doanh nghiệp. Để thực hiện việc này đòi hỏi ngành TN&MT phải hết sức khẩn trương để xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về TN&MT, trong đó tập trung ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai.
Ở từng lĩnh vực cụ thể như đối với đất đai, cùng với việc hoàn thiện việc sửa đổi Luật đất đai, Bộ tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai, cải cách hành chính liên quan đến đất đai, đơn giản hoán thủ tục cấp giấy chứng nhận, đăng ký giao dịch bảo đảm, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện liên thông TTHC với cơ quan thuế, nhân rông thực hiện liên thông thuế, kết nối, trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên và môi trường.
Đối với lĩnh vực khoáng sản, tiếp tục nghiên cứu để thực hiện việc liên thông TTHC giữa môi trường và khoáng sản; rà soát, đánh giá các TTHC trong lĩnh vực khoáng sản để sửa đổi, bãi bỏ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Thưa Bộ trưởng, qua 1 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu đã đạt các kết quả như thế nào? Thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các giải pháp gì để Nghị quyết thực sự đạt hiệu quả, mở ra một mô hình mẫu về phát triển các vùng đồng bằng lớn thích ứng với BĐKH trên phạm vi cả nước?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Năm 2019 là năm thứ 2 sau khi tổ chức Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, kết quả hết sức quan trọng là đã ban hành nghị quyết 120/NQ-CP. Bộ TN&MT đã tham mưu một chương trình hành động cụ thể trong đó có sự tham gia của các bộ, ngành và địa phương thuộc ĐBSCL. Trong đó bao gồm rất nhiều dự án, có các dự án đang triển khai như dự án của Ngân hàng thế giới, dự án Khắc phục sạt lở bờ sông… Sắp tới, cũng sẽ xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn, tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội của vùng với nhiều thông tin để phục vụ theo dõi giám sát, giúp các địa phương sử dụng các dữ liệu trong quá trình thích ứng với BĐKH.
Bộ TN&MT cũng sẽ phối hợp xây dựng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn của cả lưu vực sông Mekong, Việt Nam ở phía hạ nguồn nên chịu ảnh hưởng và tác động rất lớn. Bộ cũng đã tổ chức tham vấn về việc xây dựng các công trình ở thượng nguồn để cùng với các nước đưa ra phương án phù hợp nhất.
Dự kiến cuối năm 2019 sẽ tổ chức Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu lần 2, Thủ tướng đã chỉ đạo sẽ tập trung xem xét lại các hoạt động trong thời gian qua, đưa ra đánh giá về tình hình triển khai các dự án hoạt động, đặc biết quan tâm đến hoạt động điều phối liên vùng, huy động nguồn lực trong và ngoài nước.
Đồng thời, tập trung tìm ra chính xác các nguyên nhân về sụt lún, sạt lở bờ sông, xâm thực bờ biển để đánh giá tổng thể và đưa ra các giải pháp trên cơ sở số liệu khoa học, đi kèm các giải pháp công trình và phi công trình. Từ đó xác định danh mục các dự án ưu tiên để huy động nguồn lực.
Trách nhiệm của các Bộ, ngành là chuyển đổi, tái cấu trúc lại mô hình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, phát triển hạ tầng, năng lựơng… Trong đó xác định rõ nguyên tắc là phải phát triển ĐBSCL dựa trên việc thích ứng với hệ sinh thái đang biến đổi tại đây. Để tạo ra sự đổi mới đó cần đầu tư các công trình hạ tầng liên vùng ngay từ giai đoạn đầu.
Với bài học của ĐBSCL, Bộ TN&MT sẽ xem xét, tham mưu với Chính phủ trong bối cảnh BĐKH tác động tới từng vùng là khác nhau, nguy cơ khác nhau, cần có biện pháp phù hợp cho riêng từng vùng miền như Miền núi phía Bắc thế nào, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên…
Xin Bộ trưởng cho biết, năm 2019, ngành TN&MT sẽ chọn những lĩnh vực nào là nhiệm vụ trọng tâm công tác và có những giải pháp quyết liệt nào để hoàn thành các mục tiêu đề ra?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Bước sang năm 2019, Bộ TN&MT xác định là một năm bứt phá để thực hiện 4 nhiệm vụ lớn là: xây dựng thể chế; huy động nguồn lực tài nguyên; bảo vệ môi trường và chất lượng dịch vụ công.
Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, giải quyết những vấn đề mà người dân còn lo lắng bức xúc như về đất đai, môi trường... Trong lĩnh vực đất đai sẽ tập trung vào việc kiểm tra quản lý sử dụng đất đai nông lâm trường; huy động nguồn lực các địa bàn ĐBSCL giải quyết tốt vấn đề BĐKH…
Toàn ngành quán triệt phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” trong triển khai nhiệm vụ; đồng hành với địa phương để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực. Tiếp tục tập trung tạo chuyển biến lớn trong cải cách thủ tục hành chính, thực hiện liên thông, cắt giảm thời gian, tăng cường giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến; thường xuyên đối thoại, kịp thời xử lý những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân.
Năm 2019, Bộ cũng sẽ tiếp tục tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu TN&MT, cơ sở dữ liệu đất đai để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, giải quyết hồ sơ công việc, kiểm soát TTHC, rút ngắn được thời gian luân chuyển hồ sơ, rút ngắn thời gian xử lý giải quyết công việc, tiết kiệm chi phí.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao