Cá nuôi lồng bè chết hàng loạt gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng
Khoảng 70% người mắc COVID-19 ở Đà Nẵng không có triệu chứng / Nghịch lý "nghèo mà không nghèo" và "nghèo thật mà không được nghèo"?
Đến ngày 21/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh vẫn đang tiếp tục cử cán bộ chuyên môn bám sát địa bàn, tổ chức phối hợp với các đơn vị, địa phương để hỗ trợ người dân đối phó, khắc phục thiệt hại do cá chết. Đồng thời, vận động người dân thu gom cá chết và xử lý đúng quy định.
Cá có hiện tượng bỏ ăn và chết rải rác tại vùng nuôi thủy sản lồng bè sông Chà Và và sông Rạng tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu xảy ra từ ngày 10/8 đến nay. Tỷ lệ cá chết tăng dần và chết nhiều nhất vào ngày 18 và 19/8 tại các tiểu khu nuôi 1 và 4 thuộc khu quy hoạch nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và và khu vực thôn 2 thuộc vùng nuôi sông Rạng, số cá chết chủ yếu là cá chim, cá bớp và cá mú từ 0,3 - 1,5kg.
Trước tình hình cá tại xã Long Sơn chết hàng loạt, UBND xã Long Sơn cùng với Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp cùng với Viện Nghiên cứu Hải sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng tại Hải Phòng) và Viện nuôi trồng thủy sản II đã ra các vùng nuôi bị thiệt hại nắm bắt tình hình, khảo sát, thống kê số hộ bị thiệt hại, lấy mẫu cá chết để xét nghiệm phân tích tìm ra nguyên nhân.
Cơ quan chức năng đã lấy 8 mẫu cá chết đem đi phân tích đều cho thấy có sự hiện diện của ký sinh trùng (trùng quả dưa) với mật độ cao, bám vào da, mang, làm mang tiết ra nhiều nhớt hạn chế quá trình hô hấp của cá cùng với tác nhân vi khuẩn Vibrio spp, gây lở loét trên cá dẫn đến hiện tượng cá chết.
Cơ quan chức năng cũng đã lấy 8 mẫu nước, đối với mẫu nước đều có chỉ tiêu khí độc H2S vượt ngưỡng cho phép. Đây là loại khí độc có hại đến sức khỏe thủy sản nuôi, được sản sinh trong quá trình phân hủy chất hữu cơ ở đáy ao, H2S sẽ cản trở cá sử dụng oxy trong ao, làm cá bị stress và giảm sức đề kháng.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, cơ quan chức năng nhận định cá chết ban đầu là do môi trường nước biến động sau những ngày mưa nhiều, nguồn nước có hiện tượng thiếu oxy cục bộ, cùng với hiện diện của trùng quả dưa mât độ cao bám trên mang và thân cá làm hạn chế quá trình hô hấp cùng với tác nhân của vi khuẩn Vibrio spp gây lở loét dẫn đến cá bỏ ăn trong nhiều ngày và chết dần.
Đến hôm nay (ngày 21/8), các cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đang tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi, lấy mẫu phân tích và hướng dẫn người dân khắc phục sự cố, giảm thiểu thiệt hại như: nhanh chóng thu hoạch đối với các loại cá đạt kích thước thương phẩm; giãn thưa lồng, giảm mật độ cá nuôi trong lồng bằng cách san thưa cá; tiến hành vệ sinh lưới lồng sạch sẽ để tăng cường sự trao đổi nước giúp lồng nuôi thông thoáng, hạn chế vi sinh vật bám…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc