Cải cách hành chính - “Cú hích” cho xuất nhập khẩu
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tại Cà Mau / Điều động ông Nguyễn Văn Hiếu làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang là khâu mất nhiều thời gian và công sức nhất trong quá trình thông quan. Cách đây 2 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38 phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, tiến tới cụ thể hóa 7 mục tiêu cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành. Cộng đồng doanh nghiệp rất chờ đợi sự cải cách, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Cộng đồng doanh nghiệp đang rất chờ đợinghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được ban hành. Đây được xem là giai đoạn đầu tiên cho lộ trình cải cách kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo ước tính, khi Nghị định được triển khai, mỗi năm có thể tiết kiệm gần 1.400 tỷ đồng cho doanh nghiệp và gần 9.300 tỷ đồng cho nền kinh tế.
"Không chỉ riêng ngành chúng tôi, mà nhiều ngành hàng khác đều mong đợi điều đó, bởi nó giúp nâng cao được năng lực cạnh tranh. Bây giờ chúng ta cần thống nhất cách tiếp cận, cách làm", ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, cho biết.
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành đang là khâu mất nhiều thời gian và công sức nhất trong quá trình thông quan. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Ưu điểm lớn nhất của lớn nhất của dự thảo nghị định mới đó là tính kế thừa kết quả kiểm tra, tức là 1 sản phẩm của cùng 1 nhà sản xuất, nếu đã nhiều lần đạt kết quả kiểm tra thì sẽ được tự động giảm mức độ kiểm tra ở những lần nhập khẩu tiếp theo và áp dụng cho mọi nhà nhập khẩu. Hiện nay, việc chuyển đổi tự động này là chưa có và các nhà nhập khẩu vẫn đang phải đi trình xin cho từng trường hợp.
Có ý nghĩa với doanh nghiệp là vậy, nhưng sau gần 2 năm nay, các bộ, ngành vẫn đang trong quá trình xử lý những bất đồng đối với dự thảo nghị định này.
Nhìn rộng hơn, thời gian qua, công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các bộ, ngành tuy đã có kết quả tích cực nhưng chưa mang tính đột phá như yêu cầu của Chính phủ và kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp.
"Các bộ, ngành đã rà soát, cắt giảm được 12.600 mặt hàng. Tỷ lệ cắt giảm mới đạt được 15%. Còn theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành phải cắt giảm 50% danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành. Như vậy hiện vẫn còn khoảng 30.000 - 40.000 mặt hàng phải cắt giảm trong thời gian tới", ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan, cho hay.
"Giờ thay đổi theo một hướng mới thì có thể chức năng nhiệm vụ của một bộ phận trong Bộ ấy nó không còn nữa, nhưng nếu chúng ta vì lợi ích chung của nền kinh tế, vì lợi ích chung của công đồng doanh nghiệp thì chắc chắn là phải tìm ra được một giải pháp mang lại lợi ích tốt nhất, chứ không phải tìm một giải pháp mà các bộ, ngành đều hài lòng", ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận định.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể xem như một gói hỗ trợ hiệu quả nhất và công bằng nhất cho các doanh nghiệp hiện nay. Nghị định mới được ban hành sẽ như một cú hích trong bối cảnh nền kinh tế đang cần nhiều cú hích để trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo