Tin tức - Sự kiện

Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức “Đầu tư” vào năm 2030

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt đề án cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030.

Đà Nẵng: Không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế / Cà Mau: Thả cá thể vích "khủng" về biển

Trong bối cảnh nguồn vốn vay giá rẻ với Việt Nam ngày càng hạn chế, cải thiện tín nhiệm quốc gia là hướng đi tất yếu để thu xếp được vốn trên thị trường quốc tế. Đây cũng là nội dung được nhấn mạnh tại hội nghị do Bộ Tài chính tổ chức cuối tuần qua.

Nếu ví bậc thang là xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, theo Moodys, đây là Philipines, chúng ta phải bước thêm 4 bậc thang nữa mới đạt mức xếp hạng tín nhiệm "Đầu tư". Còn hiện tại chúng ta mới ở mức "Đầu cơ". Điểm khác biệt là vốn vay rẻ hơn khoảng 1 điểm %, tức là vay 1 tỷ USD sẽ tiết kiệm được 230 tỷ đồng, không chỉ vay rẻ hơn, mà còn có thể vay được nhiều hơn và vay được lâu hơn.

Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức “Đầu tư” vào năm 2030 - Ảnh 1.

Trong bối cảnh nguồn vốn vay giá rẻ với Việt Nam ngày càng hạn chế, cải thiện tín nhiệm quốc gia là hướng đi tất yếu để thu xếp được vốn trên thị trường quốc tế. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

"Xếp hạng tín nhiệm đánh giá khả năng cũng như mức độ sẵn sàng của quốc gia trong việc hoàn trả nghĩa vụ nợ trong tương lai. Mức độ tín nhiệm càng cao thì chi phí vay càng thấp và khả năng tham gia thị trường càng tốt", ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính, cho biết.

Xếp hạng tín nhiệm quốc tế góp phần nâng tầm doanh nghiệp

Tương tự như việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia sẽ mang về nguồn lợi cho ngân sách, xếp hạng tín nhiệm cho từng doanh nghiệp ngày càng trở thành đòi hỏi cấp thiết. Dù tại Việt Nam hiện mới chỉ có số ít doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm quốc tế và những mức xếp hạng này, theo quy định, cũng không thể vượt quá mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, tuy nhiên thực tế đã chứng minh hiệu quả rõ nét với doanh nghiệp khi chủ động tham gia xếp hạng tín nhiệm.

Với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhờ có xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp mới có thể vay vốn nước ngoài mà không cần trải qua quá trình bảo lãnh Chính phủ với thủ tục kéo dài từng lên tới hơn 4 năm. Các Tổng công ty thành viên của EVN sau khi được đánh giá tín nhiệm cũng không cần phải vay lại từ tập đoàn, mà có thể tự thu xếp nguồn vốn quốc tế.

Hay như ngân hàng PBank cũng đã thu xếp được nguồn vốn vay quốc tế 300 triệu USD nhờ có xếp hạng tín nhiệm. Không chỉ là tiền vay, mà quá trình đánh giá tín nhiệm còn giúp doanh nghiệp tự cải thiện nội lực.

"Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phụ thuộc nhiều, gắn với xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Sự đồng hành của quốc gia, doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta đạt được mục ttiêu", bà Nguyễn Thị Hải Bình, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhấn mạnh.

Hiện tại ở Việt Nam có 2 doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp phép thực hiện đánh giá xếp hạng tín nhiệm, nhưng số lượng hợp đồng xếp hạng tín nhiệm mỗi năm cũng mới chỉ chưa tới 10 hợp đồng.

Kiến nghị để thúc đẩy công tác xếp hạng tín nhiệm

Trong năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên toàn cầu được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch, Moody's, S&P đánh giá có triển vọng tích cực, với điểm cộng của Việt Nam chính ở đà tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, để có thể nâng xếp hạng tín nhiệm từ mức "Đầu cơ" lên mức "Đầu tư" trong 8 năm tới, vẫn còn không ít thách thức.

"Minh bạch trong thông tin là đòi hỏi hàng đầu để các đơn vị xếp hạng tín nhiệm nắm bắt được thông tin và dữ liệu của Việt Nam một cách trực diện nhất và với ít độ trễ ít nhất có thể", ông Jason Ving, Trưởng phòng Tư vấn Xếp hạng Quốc gia khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered, đánh giá.

Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức “Đầu tư” vào năm 2030 - Ảnh 2.

Trong năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên toàn cầu được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch, Moody's, S&P đánh giá có triển vọng tích cực. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

"Xử lý nợ xấu ngân hàng tồn tại trước đây, đặc biệt là liên quan tới doanh nghiệp nhà nước, vì khối doanh nghiệp nhà nước rất lớn. Thứ hai là rủi ro doanh nghiệp nhà nước còn kéo theo rủi ro nợ dự phòng từ phía Chính phủ", ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính, nhận định.

"Phải quan trọng có một tổ chuyên trách làm cái này. Người chỉ huy phải máu lửa, phải quyết liệt, nhận thức, đôn đốc các bộ máy, đi gặp gỡ các bộ ngành... để mọi người ủng hộ, thu xếp cho mình các cuộc phỏng vấn", ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng gGám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhấn mạnh.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm