Cầm thanh kim loại gần đường điện cao thế, nam thanh niên bỏng nặng, tổn thương nặng
Gần 580.000 khách hàng đang chờ khôi phục cấp điện sau bão số 6 và mưa lũ ở miền Trung - Tây Nguyên / Lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 1/7/2022
Đây là trường hợp bệnh nhân nam, 19 tuổi, quê ở Văn Giang, Hưng Yên. Do cầm thanh kim loại gần đường điện cao thế, vi phạm khoảng cách an toàn, dẫn đến bị phóng điện và bỏng điện.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc bỏng nặng: Da môi nhợt, chi lạnh, mạch nhanh. Sau đó, diễn biến nặng lên: Ý thức xấu đi nhanh chóng, thở nhanh gắng sức, bụng chướng, đau.
Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu hồi sức, che phủ vùng bụng bằng lưới prolen, cắt hoại tử vùng bụng ngực, cắt đoạn xương sườn 3cm. Sau thời gian điều trị, hiện bệnh nhân tỉnh táo, có thể tự thở, không có biến chứng tổn thương ở bụng, ngực; đang dần tập phục hồi chức năng.
TS.BS Trần Đình Hùng, Phó chủ nhiệm Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia cho biết: Các ca bỏng điện cao thế, thường xảy ra khi vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Chỉ từ những việc rất nhỏ như: bẫy bắt chim sát đường điện cao thế, đi câu cá cần câu vung vào gần dây điện, hay đặc biệt với nhiều công nhân xây dựng, bị điện giật khi vận chuyển sắt thép, ống nước gần đường dây điện cao thế, tại các công trình xây dựng trái phép. Khi dòng điện chạy qua người, gây bỏng nặng, đặc biệt có thể gây tổn thương sâu đến tạng.
Theo TS.BS Trần Đình Hùng, tất cả những người bị bỏng điện đều rất nặng và điều trị kéo dài tốn kém. Để cứu được cánh tay hay chân của người bị điện giật, thường rất công phu. Các bác sĩ phải theo dõi bệnh nhân hằng ngày và cân nhắc để cắt bỏ phần hoại tử, nuôi dưỡng phần mềm... Hậu quả để lại của bỏng điện cao thế, thường rất nặng nề.
Thời gian qua, tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia tiếp nhận liên tục những ca bỏng điện như thế này. Chính vì vậy, người dân cần hết sức lưu ý và cảnh giác với hiểm họa bỏng điện cao thế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo