Châu Á: Dự báo các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng 5,2% năm 2022
ADB nâng tham vọng tài trợ khí hậu giai đoạn 2019-2030 lên 100 tỉ USD / ADB và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bắt tay phát triển năng lượng xanh
Theo báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2022 do ADB công bố sáng 6/4, một số tiểu vùng, bao gồm Nam Á và Đông Á, dự kiến sẽ trở lại tốc độ tăng trưởng kinh tế trước đại dịch. Lạm phát trong khu vực vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng dự báo sẽ tăng lên 3,7% trong năm nay, trước khi giảm xuống 3,1% vào năm 2023.
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraina gây ra rủi ro nghiêm trọng nhất cho triển vọng kinh tế của các quốc gia đang phát triển châu Á. Chiến tranh đã và đang ảnh hưởng đến các nền kinh tế trong khu vực do các mặt hàng như dầu mỏ tăng giá mạnh, và làm gia tăng bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu. COVID-19 tiếp tục tác động đến nhiều nơi thuộc khu vực đang phát triển châu Á, trong đó một số nền kinh tế đang trải qua những đợt tăng mạnh số ca nhiễm mới.
Chuyên gia kinh tế trưởng Albert Park của ADB cho biết: “Các nền kinh tế thuộc khu vực đang phát triển châu Á đang bắt đầu tìm được chỗ đứng của mình khi dần trỗi dậy sau giai đoạn chịu tác động tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19".
Tuy nhiên, theo ADB, sự bất ổn về địa chính trị, các đợt bùng phát COVID-19 mới và các biến thể của vi-rút có thể làm chệch hướng đà tăng trưởng hiện nay. Các chính phủ trong khu vực sẽ cần phải cảnh giác và chuẩn bị thực hiện các bước để đối phó với những rủi ro này, bao gồm việc đảm bảo rằng càng nhiều người được tiêm chủng COVID-19 càng tốt. Các cơ quan quản lý tiền tệ cũng nên tiếp tục theo dõi tình hình lạm phát một cách chặt chẽ và có những giải pháp kịp thời."
Cùng với sự phục hồi của lực cầu trong nước và việc nới lỏng hạn chế đi lại nhờ tiến độ tiêm chủng, xuất khẩu ngày càng tăng đã thúc đẩy sự phục hồi của khu vực đang phát triển châu Á vào năm ngoái. Lượng kiều hối đổ về khu vực cũng vẫn duy trì ổn định, đặc biệt là ở các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các khoản tiền chuyển về nước như Bangladesh, Cộng hòa Kyrgyz Republic, Pakistan và Tajikistan. Du lịch quốc tế đã bắt đầu gia tăng ở các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại, bao gồm Maldives, Srilanka và một số nền kinh tế ở Thái Bình Dương.
ADB dự báo, hầu hết các quốc gia đang phát triển châu Á sẽ tăng trưởng ổn định trong năm nay và năm 2023. Các nền kinh tế ở Caucasus và Trung Á được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 3,6% trong năm nay và 4,0% trong năm tới.
“Các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại của Đông Nam Á được dự báo sẽ có mức tăng trưởng chung 4,9% trong năm nay và 5,2% vào năm 2023. Các nền kinh tế Thái Bình Dương, phụ thuộc nhiều vào du lịch, dự kiến sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm nay và 5,4% vào năm 2023, sau khi suy giảm ở mức 0,6% vào năm 2021”, báo cáo của ADB nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo