Tin tức - Sự kiện

Chính sách có hiệu lực từ tháng 3/2020: Muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải nghe, nói, đọc, viết được tiếng Việt

Bằng đại học không còn phân biệt giữa đào tạo chính quy hay tại chức, diện tích làm việc của giảng viên, nhập quốc tịch Việt Nam… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2020.

Vinamilk ủng hộ 10 tỷ đồng, chung tay cùng Chính phủ đẩy lùi Covid-19 / Thông tin khai báo y tế toàn dân chỉ phục vụ mục đích chống dịch

chinh sach co hieu luc tu thang 32020 csgt voi tien nguoi vi pham co the bi sa thai
CSGT khi làm việc với người vi phạm mà có dấu hiệu "vòi" tiền sẽ bị xử phạt. (Ảnh: Autobikes).

Bằng đại học không ghi hệ đào tạo chính quy hay tại chức

Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, trên văn bằng đại học sẽ chỉ còn các nội dung: Tiêu đề, tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, ngành đào tạo, tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng, họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, hạng tốt nghiệp (nếu có), số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng…

Như vậy, thông tin về hình thức đào tạo (chính quy, tại chức hay vừa làm vừa học…) hay chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo (cử nhân hay kỹ sư) sẽ không ghi trên văn bàng mà ở trên phụ lục văn bằng.

Chính sách có hiệu lực từ 1/3/2020.

 

Muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải nghe, nói, đọc, viết được tiếng Việt

Nghị định 16/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam gồm:

Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam: Có khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

 

Đang thường trú tại Việt Nam và đã được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú; Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam....

Chính sách này có hiệu lực từ 20/3/2020.

“Vòi” tiền người vi phạm, công chức có thể bị sa thải

Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, buộc thôi việc là hình thức xử lý kỷ luật cao nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức khi có hành vi vi phạm trong quá trình xử lý vi phạm hành chính. Nghị định có hiệu lực từ 31/3/2020. Riêng các quy định về xử lý kỷ luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.

Theo đó, công chức, viên chức nói chung và cảnh sát giao thông nói riêng sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính.

Ở hình thức kỷ luật nhẹ hơn, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức hoặc cách chức.

 

Diện tích làm việc của giảng viên

Thông tư 03/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Theo đó, diện tích làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính, giảng viên được quy định như sau:

Giáo sư cần có diện tích làm việc 18m2;

Phó giáo sư cần có diện tích làm việc 15m2;

Giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2.

 

Thông tư cũng quy định 20 phòng học có 1 phòng chờ cho giảng viên. Diện tích chuyên dùng của phòng chờ là 3m2/giảng viên.

Chính sách có hiệu lực từ ngày 27/3/2020.

Người sau cai nghiện ma túy được vay 20 triệu để làm ăn

Quyết định 02/2020/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ quy định tiếp tục thực hiện thí điểm hỗ trợ vay vốn cho người bán dâm hoàn lương, người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy…tại 15 tỉnh, thành phố đến hết 31/12/2020.

Theo đó, người bán dâm hoàn lương, người nhiễm HIV/AIDS, người sau cai nghiện ma túy… vẫn được hỗ trợ vay 20 triệu đồng trong thời hạn 36 tháng với lãi suất bằng lãi suất cho vay hộ nghèo, lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.

Chính sách có hiệu lực từ 1/3/2020.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm