Tin tức - Sự kiện

CLIP: Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình

Cầu ngói Thượng Gia có tuổi đời hơn 100 năm được người dân lưu giữ như một “báu vật” của làng. Xưa kia cầu là nơi qua lại, ngày nay cầu là nơi các cụ già ngồi chơi ngắm cảnh, nơi các bạn trẻ hẹn hò với bao kỷ niệm lưu dấu thời gian.

CLIP: Vụ cháy 8 người chết, “Cháy rụi thế kia không hy vọng con còn sống nữa!” / Ngày 12/4 TPHCM hạn chế xe lưu thông trong khu trung tâm

Cầu ngói Thượng Gia trăm năm tuổi ở Ninh Bình

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 1

Ở Ninh Bình, ngoài cây cầu ngói Phát Diệm (huyện Kim Sơn), ở thôn Sào Long, xã Gia Lập, huyện Gia Viễn cũng có một cây cầu ngói rất độc đáo, có tuổi đời hơn 100 năm nay.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 2

Không ai biết rõ cầu có từ khi nào, được xây dựng chính xác năm bao nhiêu. Tuy nhiên, theo các cụ cao niên hơn 100 tuổi ở thôn Sào Long kể lại, khi sinh ra đã thấy có cây cầu bắc qua con kênh của làng.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 3

Cụ Đinh Đắc Kiên (96 tuổi) cho biết, xưa kia cầu được làm hoàn toàn bằng gỗ, trên lợp mái lá. Năm 1954, khi giặc Pháp đánh chiếm đến địa phương, để ngăn không cho quân lính qua sông, người dân đã thiêu đốt đánh sập cây cầu.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 4

Vì làm bằng gỗ lim nên khi đốt, nhiều bộ phận của cầu không cháy. Sau chiến tranh, người dân đã lấy những bộ phận còn sót của cầu rồi dựng lại cây cầu năm xưa nhưng bên trên lợp ngói.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 5

Khi mới dựng lại, nguyên bản của cây cầu là hoàn toàn bằng gỗ, bên trên lợp ngói. Tuy nhiên, do thời gian nước sông ăn mòn chân cầu nên hiện nay người dân đã thay thế chân cầu bằng bê tông cốt thép.

 

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 6

Cầu ngói Thượng Gia có kết cấu kiểu 5 gian nhà ngói. Các cột, kèo, vì được làm bằng gỗ lim nên rất chắc chắn.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 7

Cầu có tuổi đời hơn 100 năm đến nay vẫn trường tồn với thời gian, được người dân xem như "báu vật" của làng. Ngay chính 3 gian giữa của cầu, chứng tích vẫn còn lưu giữ bằng những chữ Hán.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 8

Cầu có lối đi chính giữa rộng chừng 2m. Tổng chiều dài gần 10m. Gian chính giữa được thiết kế dài hơn các gian khác.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 9

Hai bên lan can cầu được thế kế như dãy ghế ngồi để người qua lại có thể dừng chân nghỉ ngơi, hóng mát.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 10

Ông Đinh Đắc Vang (61 tuổi) cho hay, cầu được làm hoàn toàn bằng gỗ rất chắc chắn. Hai bên cầu có 2 hàng cột với tổng cộng 24 cây cột bằng gỗ lim.

 

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 11

Cũng theo ông Vang, vì là 'báu vật" của làng Sào Long, nên cầu Thượng Gia hư chỗ nào người dân lại tự bỏ tiền ra tu sửa đến đó. Cầu được người dân yêu quý và gìn giữ rất cẩn thận.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 12

Do có tuổi đời cao nên nhiều chân cột gỗ đã bắt đầu có dấu hiệu bị rêu mốc, muối mọt tấn công. Tuy nhiên, nhiều năm qua hàng chục cơn bão lớn đổ độ vẫn không làm lay chuyển được cây cầu.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 13

Thoạt nhìn, cây cầu được thiết kế rất đơn sơ, giản dị. Xưa kia cầu là nơi người dân qua lại thường ngày. Khoảng chục năm nay, ngay bên cây cầu ngói đã có cây cầu bê tông cốt thép nên cầu ngói được lưu giữ lại làm kỷ niệm.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 14

Thường ngày, cầu là nơi các cụ già đến ngồi chơi, hóng mát. Tối đến người dân tập trung về cầu vui chơi, chuyện trò. Cầu còn là nơi các bạn trẻ hẹn hò, nơi đôi lứa hai bờ sông kết duyên với nhau.

Cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình - 15

Cụ Đinh Đắc Kiên tâm sự, bao thế hệ người cao tuổi ở thôn Sào Long đã giữ gìn cây cầu như một "báu vật". Cụ mong rằng con cháu sau này cũng luôn yêu quý cây cầu, để nó như một biểu tượng trường tồn với thời gian, con em trong làng dù đi xa khi trở về vẫn luôn nhớ đến cây cầu tuổi thơ ai cũng từng gắn bó.

 


Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm