Tin tức - Sự kiện

Công nhân đang làm việc cường độ cao, thời gian kéo dài nhưng lương không cao

Theo Viện Công nhân và công đoàn (CNCĐ) (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam), có tới 66% công nhân lao động (CNLĐ) đang phải thuê nhà trọ để ở, Đáng chú ý, CNLĐ đang phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài nhưng lương và thu nhập không cao.

Triệu tập Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, khai mạc ngày 23/5 / Bộ trưởng Bộ Y tế: "Sẽ bỏ khai báo y tế nội địa"

Công nhân dệt may thường xuyên phải làm thêm giờ. Ảnh: TTXVN.

Theo ông Vũ Minh Tiến Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, từ số liệu thống kê cho thấy, CNLĐ trong doanh nghiệp hiện nay chỉ chiếm khoảng 15% dân số và khoảng 27% lực lượng lao động xã hội, nhưng đã đóng góp trên 75% ngân sách và trên 65% GDP của cả nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm việc làm, nâng cao mức sống và từng bước cải thiện điều kiện làm việc của CNLĐ nhưngvẫn cònnhiều vấn đề bức xúc, cấp bách kéo dài mà chưa được giải quyết thỏa đáng, trong đó có vấn đề tiền lương. Tiền lương thấp và thiếu tích luỹ; việc làm, thu nhập bấp bênh; nhà ở và điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế khó khăn; an sinh và phúc lợi xã hội thiếu bảo đảm.

Theo khảo sát của Viện CNCĐ năm 2020 cho thấy, có tới 66% CNLĐ hiện đang phải thuê nhà trọ để ở, trong đó, gần 4% phải ở nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ, với điều kiện chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, tiện nghi sinh hoạt; 23% CNLĐ đang phải dùng nguồn nước giếng đất, giếng khoan.

Qua khảo sát, sự hài lòng đối với cuộc sống của CNLĐ nhìn chung đã được cải thiện, nhưng còn ở mức trung bình: 6,3/10. Cụ thể: Sự hài lòng về điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên là thấp nhất, đạt 5,72/10; sự hài lòng về quan hệ gia đình – xã hội là cao nhất, đạt 6,91/10; sự hài lòng về đời sống cá nhân là 6,28/10.

Đặc biệt, trong thời gian qua, dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đời sống, việc làm, thu nhập của CNLĐ và gia đình họ. Một bộ phận lớn CNLĐ đã bị rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Điều tra năm 2021 của Viện CNCĐ cho thấy: Có 5% người được hỏi cho biết rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt cá (chỉ khoảng 1- 2 lần/tuần) và 34% cho biết thỉnh thoảng (3 lần thịt cá/tuần); 41% cho biết họ chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản. Họ không dám đi khám bệnh vì không có tiền.

 

Đặc biệt, đối với lao động nhập cư, họ phải thuê nhà để ở, sử dụng điện nước với giá kinh doanh của chủ nhà trọ. Để bảo đảm cuộc sống, 11,2% người lao động cho biết thường xuyên (hàng tháng) phải đi vay tiền; 35,6% người lao động thỉnh thoảng (từ 3 - 4 tháng/lần) phải đi vay. Bên cạnh đó, có hơn 21% số người được khảo sát cho biết họ đã từng rút bảo hiểm xã hội một lần.

Báo cáo tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của CNLĐ năm 2022 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện trong tháng 3/2022 cho thấy: Nếu không làm thêm giờ, tiền lương cơ bản của CNLĐ chỉ ở mức trung bình 4,92 triệu đồng/tháng. Hầu hết những gia đình công nhân sẽ rơi vào khó khăn, túng quẫn ngay cả khi họ không làm thêm giờ.

Có một nghịch lý khá phổ biến, mặc dù CNLĐ đang phải làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài nhưng lương và thu nhập không cao. CNLĐ ở một số ngành, lĩnh vực phải làm thêm giờ nhiều, có khi lên đến 60 – 70 giờ/tháng, như ngành dệt may, điện tử, da giày, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất gỗ...

Trước đó, ngày 12/4, mới phiên họp thứ 2 của năm 2022, Hội đồng tiền lương Quốc gia bỏ phiếu thông qua tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2022, liền sau đó 8 hiệp hội có công văn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ thời điểm tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2023 với lý do chính là doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm