Công trình ngăn mặn lớn thứ hai Đồng bằng sông Cửu Long đi vào hoạt động
Bộ Y tế công bố danh mục 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng / Thời tiết ngày 4/11/2024: Trung Bộ và Nam Bộ có mưa lớn
Ngày 6/11, Ban Quản lý (BQL) Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức lễ bàn giao công trình cống Nguyễn Tấn Thành thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước kênh Nguyễn Tấn Thành và bờ hữu sông Vàm Cỏ Tây.
Cống tàu thuyền Nguyễn Tấn Thành được đưa vào sử dụng.
Tổng mức đầu tư dự án là hơn 518 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng cống hơn 460 tỷ đồng. Công trình nằm trên kênh Nguyễn Tấn Thành, được thiết kế cống hở kiểu trụ đỡ, bằng bê tông cốt thép. Tổng chiều rộng thông nước 52m, gồm 1 khoang 40m và 1 khoang âu thuyền 12m. Các công trình phụ trợ gồm: nhà quản lý, đường quản lý vận hành, hệ thống quan trắc, giám sát tự động.
Dự án khởi công vào tháng 11/2022, hoàn thành ngày 14/11/2024, vượt tiến độ 1 tháng so với hợp đồng, bảo đảm chất lượng, thi công an toàn. Cục Quản lý xây dựng công trình - Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang tiến hành kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, cuối năm 2023, công trình đã lắp đặt xong cửa cống, kịp thời ngăn mặn trong mùa khô năm 2022-2023 giúp tỉnh Tiền Giang không phải đắp đập tạm bằng thép với kinh phí hơn 15 tỷ đồng/năm.
Ông Kiều Văn Công - Phó Giám đốc BQL Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 cho biết, cùng với các công trình hiện có trong vùng dự án, cống Nguyễn Tấn Thành sẽ tạo nguồn trữ và cấp nước bổ sung nhằm khép kín hoàn toàn vùng dự án.
Bên cạnh đó, tăng cường khả năng kiểm soát lũ, triều cường, xâm nhập mặn, chủ động kiểm soát, điều tiết nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt. Qua đó, tạo cơ hội cho người dân chủ động chuyển đổi cây trồng có lợi thế, tăng thu nhập kết hợp phát triển giao thông thủy, bộ, cải thiện môi trường sinh thái thuộc tỉnh Long An và Tiền Giang.
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã tặng bằng khen cho 4 tập thể và 17 cá nhân.
Song song đó, còn tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt và các hoạt động kinh tế khác trong vùng dự án. Điều này sẽ tạo tiền đề về nguồn nước để thực hiện các dự án liên kết vùng, chuyển nước cho các vùng khó khăn về nguồn nước ngọt để bảo đảm an ninh nguồn nước cho Long An và Tiền Giang.
Được biết, cống Nguyễn Tấn Thành là cống ngăn mặn, trữ ngọt lớn thứ 2 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ sau cống Cái Lớn - Cái Bé. Hơn thế, dự án còn có hạng mục âu thuyền, khi cửa cống đóng ngăn mặn, âu thuyền này sẽ hoạt động giúp tàu, thuyền có thể qua lại.
Đặc biệt, trong mùa hạn, mặn năm 2023-2024, cống Nguyễn Tấn Thành đã phát huy hiệu quả ngăn mặn, trữ ngọt, giúp bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt cho 2 tỉnh Tiền Giang và Long An.
Cũng trong dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã tặng bằng khen cho 4 tập thể và 17 cá nhân vì có thành tích đóng góp trong việc hoàn thành cống Nguyễn Tấn Thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh