Tin tức - Sự kiện

Đà Nẵng: Điều trị thành công suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng năng lượng tần số radio

DNVN - Mới đây, Khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Đà Nẵng đã triển khai thành công kỹ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio.

Đà Nẵng: Giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2022 cao hơn bình quân cả nước / Triển lãm điêu khắc “Con giống” đến Đà Nẵng

Theo BSCKII Hồ Văn Phước, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Đà Nẵng, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý thường gặp nhưng ít được quan tâm và chưa được chẩn đoán, điều trị hiệu quả. Khi có bệnh lý này thì máu bị ứ lại ở tĩnh mạch chi dưới làm cho người bệnh luôn bị nặng chân, nhức mỏi, kiến bò, chuột rút… thậm chí có thể gây biến chứng chàm da, loét chân khiến việc điều trị kéo dài, khó khăn và tốn nhiều chi phí.

Khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Đà Nẵng đã triển khai kỹ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio

Khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Đà Nẵng triển khai thành công kỹ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio.

Với hệ thống máy đốt tĩnh mạch bằng sóng có tần số radio hiện đại, vào ngày 24/7 vừa qua, khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Đà Nẵng phối hợp với Ths.BS Nguyễn Tuấn Hải (Viện Tim mạch Quốc gia) đã khám sàng lọc, tư vấn, điều trị cho hơn 15 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tiếp đó đã triển khai thành công kỹ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio cho 5 người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nặng.

Theo BSCKII Hồ Văn Phước, đây là phương pháp dùng năng lượng sóng có tần số radio vừa đủ vào lòng tĩnh mạch để đóng chặt tĩnh mạch bị suy giãn. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, thời gian thủ thuật ngắn, ít đau, bệnh nhân có thể đứng dậy, đi lại ngay sau khi can thiệp, thời gian phục hồi nhanh, đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo.

Bệnh nhân có thể đứng dậy, đi lại ngay sau khi can thiệp, thời gian phục hồi nhanh, đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo

Bệnh nhân có thể đứng dậy, đi lại ngay sau khi can thiệp, thời gian phục hồi nhanh, đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo.

“Việc triển khai kỹ thuật điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới bằng sóng có năng lượng tần số radio sẽ giúp người bệnh được khám chuyên sâu, tư vấn, điều trị với phương pháp hiện đại, cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế chi phí đi lại xa cho bệnh nhân”, BS Hồ Văn Phước, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Đà Nẵng chia sẻ.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm