Đà Nẵng: Quận đầu tiên được xác nhận “âm tính” với SARS-CoV-2
Đà Nẵng: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hạn mức giao đất ở / Đà Nẵng công bố chuyển đổi trạng thái áp dụng biện pháp phòng chống dịch Covid-19 từ 0h ngày 5/9
Theo CDC Đà Nẵng, các quận Sơn Trà, Thanh Khê và Liên Chiểu là 3 quận đầu tiên bắt đầu tổ chức xét nghiệm Covid-19 diện rộng theo hộ gia đình từ ngày 3/9. Trong giai đoạn 1, quận Sơn Trà và Thanh Khê mỗi quận lấy mẫu xét nghiệm đại diện cho trên 11.000 hộ; quận Liên Chiểu lấy mẫu xét nghiệm đại diện cho trên 10.000 hộ. Các quận, huyện còn lại bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm đại diện hộ gia đình từ ngày 4/9.
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho đại diện hộ gia đình tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng (Ảnh: Bùi Hường)
Tính đến trưa 5/9, toàn TP Đà Nẵng đã có 20.010 mẫu xét nghiệm đại diện theo hộ gia đình có kết quả âm tính với SARS-C-V-2; riêng quận Sơn Trà đã hoàn tất lấy mẫu và xét nghiệm 11.063 mẫu, kết quả 100% âm tính. Đây cũng là quận đầu tiên trên địa bàn Đà Nẵng có kết quảcó kết quả xét nghiệm Covid-19 diện rộng theo hộ gia đình của toàn quận đều âm tính.Trước đó, như Doanh nghiệp Việt Nam đã đưa tin, ngày 2/9, UBND TP Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 5857/KH-UBND tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng theo hộ gia đình trên toàn TP nhằm phát hiện sớm người mắc Covid-19 trong cộng đồng, đặc biệt là những trường hợp mắc Covid-19 không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, không để dịch Covid-19 lây lan trên địa bàn.
Đối tượng được xét nghiệm là cá nhân đại diện từng hộ gia đình chưa được xét nghiệm SARS-CoV-2 tại các khu dân cư trên địa bàn TP đáp ứng các tiêu chuẩn: Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình, là người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao nhất trong hộ gia đình (người có nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây; người có tiếp xúc với nhiều người trong xã hội; hộ có công nhân, sinh viên thuê trọ; hộ có đông nhân khẩu…). Người trên 18 tuổi, đảm bảo sức khỏe để lấy mẫu tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm tập trung.
Đối tượng loại trừ là các hộ gia đình có thành viên đã được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 kể từ ngày 25/7/2020 đến thời điểm triển khai kế hoạch này. Tuy nhiên, với trường hợp này, nếu Tổ công tác Covid-19 tại cộng đồng, Trung tâm Y tế quận, huyện nhận thấy có yếu tố nguy cơ cao có thể xin ý kiến BCĐ Covid-19 quận, huyện xem xét việc lấy mẫu.
Được biết, hiện toàn TP Đà Nẵng có 276.117 hộ gia đình, trong đó 51.152 hộ đã có ít nhất 1 thành viên được lấy mẫu xét nghiệm; còn lại 224.965 hộ chưa được xét nghiệm. Việc tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 diện rộng theo hộ gia đình tại TP được tiến hành theo các giai đoạn. Giai đoạn 01 dự kiến tiến hành đến ngày 08/9 cho 71.424 hộ chưa được xét nghiệm.
Trên cơ sở kết quả giai đoạn 1, Sở Y tế đánh giá, đề xuất việc lấy mẫu xét nghiệm của giai đoạn tiếp. Loại mẫu xét nghiệm là mẫu gộp (mẫu chùm). Hiện tổng công suất xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 của toàn TP Đà Nẵng từ 3.000 - 4.000 mẫu (chùm)/ngày. Kinh phí thực hiện kế hoạch xét nghiệm nêu trên được bố trí từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch của TP và các nguồn kinh phí hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch.
Cùng ngày 5/9, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng công bố cho xuất viện 06 bệnh nhân (BN) mắc Covid-19 đã được chữa khỏi, không có dấu hiệu lâm sàng, các kết quả xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường và đều có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần với SARS-CoV-2.
Gồm BN số 420 (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu), BN số 470 (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu), BN số 480 (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà), BN số 609 (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ), BN số 878 (phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) và BN số 710 (phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh